Blockstream và Block khởi công mỏ đào Bitcoin tại bang Texas, sử dụng năng lượng mặt trời và pin điện do Tesla phát triển.
Mỏ đào Bitcoin của Blockstream và Block sử dụng cơ sở điện mặt trời 3,8 MW và pin điện 12 MW. "Cơ sở này được thiết kế nhằm thử nghiệm khái niệm đào Bitcoin bằng 100% năng lượng tái tạo trên quy mô lớn. Mọi người tranh cãi về các yếu tố liên quan tới đào Bitcoin. Chúng tôi cho rằng cần chứng minh điều đó và thiết lập bảng điều khiển công khai để mọi người có thể cùng tham gia", Adam Back, đồng sáng lập và CEO Blockstream, cho hay.
Một trang trại điện mặt trời tại Mỹ. Ảnh: CNBC
Bảng điều khiển cho phép người dùng Internet truy cập tùy ý, thể hiện các thông số như hiệu năng của mỏ đào, lượng điện tiêu thụ, số Bitcoin được đào theo thời gian thực. Những phiên bản tiếp theo có thể được bổ sung dữ liệu về điện mặt trời và dung lượng của pin điện.
"Đây là bước đi nhằm chứng tỏ đào Bitcoin có thể cung cấp vốn cho cơ sở hạ tầng không phát thải khí nhà kính, cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế tương lai", Back nói thêm.
"Miền tây Texas được coi là thánh địa với năng lượng tái tạo nhờ lượng ánh sáng và sức gió dồi dào quanh năm", Shaun Connell, Phó chủ tịch phụ trách năng lượng thuộc công ty công nghệ Lancium, nhận xét.
Tuy nhiên, phần nhiều trong số này lại tập trung ở những khu vực hẻo lánh của bang. Nếu không có các biện pháp khuyến khích tài chính, rất ít lý do để doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo để tận dụng nguồn lực này. Các thợ đào Bitcoin chính là yếu tố khuyến khích doanh nghiệp xây dựng và cải thiện hệ thống năng lượng tái tạo, tăng nhu cầu và bảo đảm hoạt động khai thác ở Texas mang lại nguồn lợi tài chính.
CEO Back cho rằng các công ty sẽ bổ sung năng lượng gió và mở rộng dự án nếu mỏ đào cho thấy lợi nhuận trong giai đoạn thí điểm. Điều này cũng giúp giảm chi phí và cân bằng năng lượng khi thiếu nguồn ánh sáng mặt trời. Theo Blockstream, mục tiêu chủ chốt của dự án là củng cố mạng lưới Bitcoin bằng cách đa dạng hóa nguồn năng lượng cho hệ thống máy đào.
Tình trạng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động đào Bitcoin đã bị chỉ trích từ lâu. Nỗ lực "xanh hoá" khai thác Bitcoin đã được thực hiện, nhưng thay đổi thực sự đến vào tháng 5/2021, sau khi Elon Musk, người vốn ủng hộ tiền điện tử, nói Tesla sẽ từ chối chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin vì lo ngại chúng "sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong khai thác và giao dịch".
"Dòng tweet của Musk đưa ngành khai thác Bitcoin vào khủng hoảng", Michael Saylor, CEO MicroStrategy, người đã đầu tư nhiều vào Bitcoin, nhận xét. "Tuy vậy, nó giúp các công ty về tiền số như thức tỉnh rằng: Hãy tìm hiểu thế nào là năng lượng sạch, thế nào là năng lượng bền vững".
Mỏ đào Bitcoin của Blockstream và Block sử dụng cơ sở điện mặt trời 3,8 MW và pin điện 12 MW. "Cơ sở này được thiết kế nhằm thử nghiệm khái niệm đào Bitcoin bằng 100% năng lượng tái tạo trên quy mô lớn. Mọi người tranh cãi về các yếu tố liên quan tới đào Bitcoin. Chúng tôi cho rằng cần chứng minh điều đó và thiết lập bảng điều khiển công khai để mọi người có thể cùng tham gia", Adam Back, đồng sáng lập và CEO Blockstream, cho hay.
Một trang trại điện mặt trời tại Mỹ. Ảnh: CNBC
Bảng điều khiển cho phép người dùng Internet truy cập tùy ý, thể hiện các thông số như hiệu năng của mỏ đào, lượng điện tiêu thụ, số Bitcoin được đào theo thời gian thực. Những phiên bản tiếp theo có thể được bổ sung dữ liệu về điện mặt trời và dung lượng của pin điện.
"Đây là bước đi nhằm chứng tỏ đào Bitcoin có thể cung cấp vốn cho cơ sở hạ tầng không phát thải khí nhà kính, cũng như hỗ trợ phát triển kinh tế tương lai", Back nói thêm.
"Miền tây Texas được coi là thánh địa với năng lượng tái tạo nhờ lượng ánh sáng và sức gió dồi dào quanh năm", Shaun Connell, Phó chủ tịch phụ trách năng lượng thuộc công ty công nghệ Lancium, nhận xét.
Tuy nhiên, phần nhiều trong số này lại tập trung ở những khu vực hẻo lánh của bang. Nếu không có các biện pháp khuyến khích tài chính, rất ít lý do để doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo để tận dụng nguồn lực này. Các thợ đào Bitcoin chính là yếu tố khuyến khích doanh nghiệp xây dựng và cải thiện hệ thống năng lượng tái tạo, tăng nhu cầu và bảo đảm hoạt động khai thác ở Texas mang lại nguồn lợi tài chính.
CEO Back cho rằng các công ty sẽ bổ sung năng lượng gió và mở rộng dự án nếu mỏ đào cho thấy lợi nhuận trong giai đoạn thí điểm. Điều này cũng giúp giảm chi phí và cân bằng năng lượng khi thiếu nguồn ánh sáng mặt trời. Theo Blockstream, mục tiêu chủ chốt của dự án là củng cố mạng lưới Bitcoin bằng cách đa dạng hóa nguồn năng lượng cho hệ thống máy đào.
Tình trạng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động đào Bitcoin đã bị chỉ trích từ lâu. Nỗ lực "xanh hoá" khai thác Bitcoin đã được thực hiện, nhưng thay đổi thực sự đến vào tháng 5/2021, sau khi Elon Musk, người vốn ủng hộ tiền điện tử, nói Tesla sẽ từ chối chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin vì lo ngại chúng "sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu hóa thạch trong khai thác và giao dịch".
"Dòng tweet của Musk đưa ngành khai thác Bitcoin vào khủng hoảng", Michael Saylor, CEO MicroStrategy, người đã đầu tư nhiều vào Bitcoin, nhận xét. "Tuy vậy, nó giúp các công ty về tiền số như thức tỉnh rằng: Hãy tìm hiểu thế nào là năng lượng sạch, thế nào là năng lượng bền vững".
Theo vnexpress