Công nghệ hướng tới sự bất tử - Tương lai hay ảo tưởng điên rồ?
Trần Nam Sơn | 02 giờ 58 phút truớc | Theo MaskOnline
Giấc mơ về sự bất tử từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với con người. Từ những vị thần bất tử trong thần thoại Hy Lạp cho đến hành trình tìm kiếm Suối nguồn Tuổi trẻ của nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de Leon, từ thiên đường, địa ngục cho đến những nỗ lực tìm kiếm bài thuốc giúp trường sinh bất lão của Tần Thủy Hoàng, đó đều là những minh chứng không thể rõ nét hơn. Giấc mơ ấy tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học trong việc tìm cách kéo dài tuổi thọ của con người thông qua một đề tài nổi tiếng: dự án Singularity.
Vào 2 ngày 15 và 16/10 năm 2011, các nhà khoa học đã tụ họp lại tại hội nghị thượng đỉnh Singularity và trình bày những phát kiến mới nhất của mình trong hành trình kéo dài tuổi thọ của con người. Công nghệ tái tạo lại những phần của cơ thể người và những khám phá trong việc xác minh rõ ranh giới của ý thức trong bộ não con người - đó là những điểm chính yếu trong hội nghị này. Thông qua những khám phá này, các nhà khoa học đã đưa ra một viễn cảnh hoàn toàn mới: sao lưu ý thức của con người dưới dạng những "Avatar" - tạm dịch: biểu tượng, và từ đó chuyển ý thức này sang một cơ thể hoàn toàn mới.
Rõ ràng, đề tài này - nếu như thành công, sẽ giúp con người có thể tạo ra một thế giới hoàn toàn mới, một thế giới vượt quá những giấc mơ ngông cuồng nhất đã từng tồn tại trong lịch sử nhân loại. "Nhân loại sắp vượt qua những giới hạn sinh học" - trích lời Ray Kurzweil, nhà khoa học đồng thời cũng là người điều hành dự án này.
Xây dựng lại một cơ thể mới
Công nghệ tái tạo - đó là một bước tiến lớn của y học nói riêng và khoa học nói chung. Nhiều bác sỹ đã bước đầu thành công trong việc tái tạo lại các tế bào biểu mô da, và sau đó, là thay thế những mô ung thư ác tính bằng những tế bào mới hoàn-toàn-khỏe-mạnh.
"Những gì chúng tôi đang nghiên cứu ở đây, không phải chỉ giúp kéo dài tuổi thọ, mà quan trọng hơn, còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống" - trích lời Stephen Badylak, Phó giám đốc của bệnh viện Đại học Pittsburgh, Pennsylvania.
Thành công này đến từ việc sử dụng một loại mô liên kết đặc biệt với tên gọi Extracellular Matrix (ECM) - tạm dịch: ma trận ngoại bào. Những mô liên kết này sẽ hoạt động giống như một lớp nền, từ đó tạo điều kiện cho các tế bào khỏe mạnh khác phát triển. Badylak đã thành công trong thực nghiệm này thông qua việc bước đầu áp dụng nó trên những bệnh nhân ung thư thực quản của ông. Bệnh nhân đã có được thêm vài năm sống hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tiến hành thực nghiệm.
Các ma trận ngoại bào này đã được tìm thấy trong thời kỳ bào thai, với vai trò chính là phát triển và tái tạo lại cơ thể con người. Với sự hiện diện của nó, thai nhi có thể tái tạo và sửa chữa lại những thứ bị hư hỏng trong thời gian đang ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, hoạt động của những ma trận này cũng chấm dứt khi thai nhi đã phát triển đầy đủ.
Trong Y học tái tạo, ma trận ngoại bào được sử dụng như một thứ công cụ giúp ngăn cản hệ thống miễn dịch gây ra tổn thương cho các mô lành của cơ thể. Sau đó, nó sẽ tạo điều kiện cho các tế bào xung quanh tiến đến để sửa chữa các mô đã bị tổn thương, thay vì hình thành các mô sẹo như trong các đáp ứng miễn dịch của một cơ thể bình thường.
Các mô liên kết này có ưu điểm là hoàn toàn không gây ra những phản ứng miễn dịch tiêu cực trong cơ thể. Nó có nguồn gốc sinh học hoàn toàn tự nhiên, và theo lời của Badylak, "Đây là một công cụ cho thấy một bước tiến dài trong việc nghiên cứu và phát triển Y học".
Nếu như thực nghiệm trên được ứng dụng vào thực tiễn, các nhà khoa học hy vọng một ngày nào đó có thể thay thế được những tế bào thần kinh - những tế bào cao cấp nhất, biệt hóa nhất trong cơ thể con người.
Một cuộc sống hàng trăm năm
Nghiên cứu trên có thể làm được nhiều hơn là việc chỉ giúp con người sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Rõ ràng, với khả năng thay thế và tái tạo lại những bộ phận cơ thể, những căn bệnh trước đây từng là cơn ác mộng với loài người như ung thư, đột quỵ... giờ không còn là vấn đề quá lớn. Những tiến bộ này, thông qua đó sẽ giúp nâng tuổi thọ của con người lên gấp đôi: một cuộc sống kéo dài đến 150-200 năm.
Thế nhưng, việc kéo dài tuổi thọ này cũng kéo theo sau nó không ít vấn đề. Một "khoảng cách tuổi thọ" giữa người giàu và người nghèo, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên nước, năng lượng... Tuy nhiên, tương lai này cũng đã được dự đoán trước, và theo nhiều nhà khoa học tham gia đề tài này, "Sức khỏe tạo ra vật chất". Thông qua việc nâng cao tuổi thọ, con người sẽ có thể kéo dài thời gian lao động và phục vụ cho xã hội của mình. Lịch sử đã chỉ ra rằng, những sáng tạo vĩ đại nhất thường đến trong giai đoạn muộn của cuộc đời. Leonardo da Vinci đã bắt đầu bức chân dung nàng Mona Lisa ở tuổi 51, hay thí nghiệm nổi tiếng của Benjamin Franklin về chiếc diều trong cơn bão đã ra đời khi ông ở vào tuổi 46.
Ngay cả tôn giáo cũng đồng tình với quan điểm này, nhưng trên khía cạnh tôn giáo, một cuộc sống ở kiếp sau, ở thiên đường hay địa ngục lại trở thành yếu tố dẫn dắt, cổ vũ con người trong lao động và sáng tạo. Nhưng với những thành công đã được chứng minh, rất có thể một ngày nào đó tôn giáo sẽ phải xem xét lại điều này.
Avarta - sự thật hay chỉ là huyền thoại?
Đề tài táo bạo nhất trong cuộc cách mạng tiến đến sự bất tử thuộc về ông trùm truyền thông Dmitry Itskov, người đã đưa ra đề tài "Dự án Bất tử 2045". Tham vọng của Itskov là có thể tạo ra một cơ thể người hoàn toàn mới, sau đó ghép não người vào cơ thể này - giống như một hình thức bảo quản. Bước tiếp theo của dự án này sẽ là việc số hóa ý thức của con người, và chuyển những ý thức này thành những hình ảnh 3 chiều - những "Biểu tượng" giúp con người trở nên thật sự bất tử.
Đó là một viễn cảnh vượt quá sự tưởng tượng của những khoa học gia lạc quan nhất, nếu như không muốn nói rằng đó là một điều hoàn toàn điên rồ và không tưởng. Nhưng lịch sử đã chứng minh, khoa học đã nhiều lần làm được điều này - biến những thứ không thể thành có thể. Và với những tiến bộ không ngừng này, chắc chắn sẽ có một ngày con người hoàn toàn có thể nắm giữ vận mệnh của mình trong tay.
Tham khảo innovationnewsdaily
P/s Nếu mà bất tử thì ko biết thế giới này loạn tới cỡ nào đây.
Trần Nam Sơn | 02 giờ 58 phút truớc | Theo MaskOnline
Giấc mơ về sự bất tử từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh với con người. Từ những vị thần bất tử trong thần thoại Hy Lạp cho đến hành trình tìm kiếm Suối nguồn Tuổi trẻ của nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Juan Ponce de Leon, từ thiên đường, địa ngục cho đến những nỗ lực tìm kiếm bài thuốc giúp trường sinh bất lão của Tần Thủy Hoàng, đó đều là những minh chứng không thể rõ nét hơn. Giấc mơ ấy tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các nhà khoa học trong việc tìm cách kéo dài tuổi thọ của con người thông qua một đề tài nổi tiếng: dự án Singularity.
Vào 2 ngày 15 và 16/10 năm 2011, các nhà khoa học đã tụ họp lại tại hội nghị thượng đỉnh Singularity và trình bày những phát kiến mới nhất của mình trong hành trình kéo dài tuổi thọ của con người. Công nghệ tái tạo lại những phần của cơ thể người và những khám phá trong việc xác minh rõ ranh giới của ý thức trong bộ não con người - đó là những điểm chính yếu trong hội nghị này. Thông qua những khám phá này, các nhà khoa học đã đưa ra một viễn cảnh hoàn toàn mới: sao lưu ý thức của con người dưới dạng những "Avatar" - tạm dịch: biểu tượng, và từ đó chuyển ý thức này sang một cơ thể hoàn toàn mới.
Rõ ràng, đề tài này - nếu như thành công, sẽ giúp con người có thể tạo ra một thế giới hoàn toàn mới, một thế giới vượt quá những giấc mơ ngông cuồng nhất đã từng tồn tại trong lịch sử nhân loại. "Nhân loại sắp vượt qua những giới hạn sinh học" - trích lời Ray Kurzweil, nhà khoa học đồng thời cũng là người điều hành dự án này.
Xây dựng lại một cơ thể mới
Công nghệ tái tạo - đó là một bước tiến lớn của y học nói riêng và khoa học nói chung. Nhiều bác sỹ đã bước đầu thành công trong việc tái tạo lại các tế bào biểu mô da, và sau đó, là thay thế những mô ung thư ác tính bằng những tế bào mới hoàn-toàn-khỏe-mạnh.
"Những gì chúng tôi đang nghiên cứu ở đây, không phải chỉ giúp kéo dài tuổi thọ, mà quan trọng hơn, còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống" - trích lời Stephen Badylak, Phó giám đốc của bệnh viện Đại học Pittsburgh, Pennsylvania.
Thành công này đến từ việc sử dụng một loại mô liên kết đặc biệt với tên gọi Extracellular Matrix (ECM) - tạm dịch: ma trận ngoại bào. Những mô liên kết này sẽ hoạt động giống như một lớp nền, từ đó tạo điều kiện cho các tế bào khỏe mạnh khác phát triển. Badylak đã thành công trong thực nghiệm này thông qua việc bước đầu áp dụng nó trên những bệnh nhân ung thư thực quản của ông. Bệnh nhân đã có được thêm vài năm sống hoàn toàn khỏe mạnh sau khi tiến hành thực nghiệm.
Các ma trận ngoại bào này đã được tìm thấy trong thời kỳ bào thai, với vai trò chính là phát triển và tái tạo lại cơ thể con người. Với sự hiện diện của nó, thai nhi có thể tái tạo và sửa chữa lại những thứ bị hư hỏng trong thời gian đang ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên, hoạt động của những ma trận này cũng chấm dứt khi thai nhi đã phát triển đầy đủ.
Trong Y học tái tạo, ma trận ngoại bào được sử dụng như một thứ công cụ giúp ngăn cản hệ thống miễn dịch gây ra tổn thương cho các mô lành của cơ thể. Sau đó, nó sẽ tạo điều kiện cho các tế bào xung quanh tiến đến để sửa chữa các mô đã bị tổn thương, thay vì hình thành các mô sẹo như trong các đáp ứng miễn dịch của một cơ thể bình thường.
Các mô liên kết này có ưu điểm là hoàn toàn không gây ra những phản ứng miễn dịch tiêu cực trong cơ thể. Nó có nguồn gốc sinh học hoàn toàn tự nhiên, và theo lời của Badylak, "Đây là một công cụ cho thấy một bước tiến dài trong việc nghiên cứu và phát triển Y học".
Nếu như thực nghiệm trên được ứng dụng vào thực tiễn, các nhà khoa học hy vọng một ngày nào đó có thể thay thế được những tế bào thần kinh - những tế bào cao cấp nhất, biệt hóa nhất trong cơ thể con người.
Một cuộc sống hàng trăm năm
Nghiên cứu trên có thể làm được nhiều hơn là việc chỉ giúp con người sống hạnh phúc và khỏe mạnh. Rõ ràng, với khả năng thay thế và tái tạo lại những bộ phận cơ thể, những căn bệnh trước đây từng là cơn ác mộng với loài người như ung thư, đột quỵ... giờ không còn là vấn đề quá lớn. Những tiến bộ này, thông qua đó sẽ giúp nâng tuổi thọ của con người lên gấp đôi: một cuộc sống kéo dài đến 150-200 năm.
Thế nhưng, việc kéo dài tuổi thọ này cũng kéo theo sau nó không ít vấn đề. Một "khoảng cách tuổi thọ" giữa người giàu và người nghèo, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên nước, năng lượng... Tuy nhiên, tương lai này cũng đã được dự đoán trước, và theo nhiều nhà khoa học tham gia đề tài này, "Sức khỏe tạo ra vật chất". Thông qua việc nâng cao tuổi thọ, con người sẽ có thể kéo dài thời gian lao động và phục vụ cho xã hội của mình. Lịch sử đã chỉ ra rằng, những sáng tạo vĩ đại nhất thường đến trong giai đoạn muộn của cuộc đời. Leonardo da Vinci đã bắt đầu bức chân dung nàng Mona Lisa ở tuổi 51, hay thí nghiệm nổi tiếng của Benjamin Franklin về chiếc diều trong cơn bão đã ra đời khi ông ở vào tuổi 46.
Ngay cả tôn giáo cũng đồng tình với quan điểm này, nhưng trên khía cạnh tôn giáo, một cuộc sống ở kiếp sau, ở thiên đường hay địa ngục lại trở thành yếu tố dẫn dắt, cổ vũ con người trong lao động và sáng tạo. Nhưng với những thành công đã được chứng minh, rất có thể một ngày nào đó tôn giáo sẽ phải xem xét lại điều này.
Avarta - sự thật hay chỉ là huyền thoại?
Đề tài táo bạo nhất trong cuộc cách mạng tiến đến sự bất tử thuộc về ông trùm truyền thông Dmitry Itskov, người đã đưa ra đề tài "Dự án Bất tử 2045". Tham vọng của Itskov là có thể tạo ra một cơ thể người hoàn toàn mới, sau đó ghép não người vào cơ thể này - giống như một hình thức bảo quản. Bước tiếp theo của dự án này sẽ là việc số hóa ý thức của con người, và chuyển những ý thức này thành những hình ảnh 3 chiều - những "Biểu tượng" giúp con người trở nên thật sự bất tử.
Đó là một viễn cảnh vượt quá sự tưởng tượng của những khoa học gia lạc quan nhất, nếu như không muốn nói rằng đó là một điều hoàn toàn điên rồ và không tưởng. Nhưng lịch sử đã chứng minh, khoa học đã nhiều lần làm được điều này - biến những thứ không thể thành có thể. Và với những tiến bộ không ngừng này, chắc chắn sẽ có một ngày con người hoàn toàn có thể nắm giữ vận mệnh của mình trong tay.
Tham khảo innovationnewsdaily
P/s Nếu mà bất tử thì ko biết thế giới này loạn tới cỡ nào đây.
Last edited by a moderator: