googlevoice
Banned
Tin tức trên báo Dân trí, theo dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, các quy định của tội phá thai trái
phép đã được bổ sung, sửa đổi làm rõ hơn.
Theo đó, người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe của người đó mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1-3 năm.
Riêng đối với hành vi phá thai đối với nhiều người hoặc phá thai cho người chưa thành niên sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm.
Một điểm mới khác được đề cập đến trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này liên quan đến sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các loại “tiền ảo” – tiền điện tử trong thời gian qua.
Điều 293 của dự thảo quy định “người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc phạt tù tư 1-5 năm tù: Thiết lập, điều hành, quản trị website để kinh doanh trái phép tiền điện tử hoặc các hàng hóa, dịch vụ; thiết lập, quản trị, điều hành các trang mạng cá nhân và cho người khác kinh doanh tiền điện tử, kinh doanh trái phép hàng hóa, dịch vụ. Phạt tù từ 3-7 năm
đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức, phạm tội từ 2 lần trở lên; có tính chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm”.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Hành vi phá thai đối với nhiều người hoặc phá thai cho người chưa thành niên sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm.
Theo tổ soạn thảo, ngày càng có nhiều loại tiền điện tử được sử dụng trên mạng internet như Bitcoin, WMZ, Paypal, E-gold, PerfectMoney, MoneyBookers… Hiện nay các loại tiền điện tử được sử dụng như một phương thức thanh toán thay thế với các loại ưu thế như thanh toán nhanh, gọn, tính ẩn danh cao, không đòi hỏi thủ tục phức tạp… Do đó người sử dụng internet, đặc biệt là những người sử dụng internet liên quan đến các hoạt động vi phạm pháp luật, thường sử dụng tiền điện tử để mua bán, trao
đổi, thanh toán với nhau.
Cần áp dụng ngay để răn đe
Thông tin trên báo Người lao động, theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM), điều 239 Bộ Luật Hình sự đã quy định khá rõ về tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc nhưng thực tế xử lý hầu như chỉ là con số 0. Dự thảo này giới hạn và cụ thể hơn về mức khởi điểm phải xử lý hình sự đối với hành vi phá thai trái phép là gây ra thương tật từ 31% trở lên với sức khỏe của người phá thai.
Việc định lượng áp dụng chế tài hình sự khi phá thai trái phép sẽ giúp việc xử lý hình sự về hành vi này sẽ đơn giản, cụ thể, rõ ràng, tất nhiên tính thực thi sẽ cao và tác động giáo dục xã hội sẽ lớn. Điều này là rất cần thiết cho tình hình xã hội hiện nay với tình trạng phá thai trái phép tràn lan. Ở góc độ khác, quy định mới này sẽ dần định hướng hành vi trong xã hội để hạn chế các cơ sở y tế, cá nhân khi thực hiện hoạt động phá thai trái phép nhằm hạn chế thiệt hại cho xã hội.
“Việc phá thai cho “nhiều người” là từ 2 người trở lên đã bị xử lý hình sự mà không phụ thuộc vào có hay không hậu quả gây ra thương tích. Đây là quan điểm rất nghiêm khắc cho hành vi phá thai trái phép. Ở góc độ con người và nghề nghiệp, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm quy định mới này” – luật sư Công nói.
phép đã được bổ sung, sửa đổi làm rõ hơn.
Theo đó, người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe của người đó mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1-3 năm.
Riêng đối với hành vi phá thai đối với nhiều người hoặc phá thai cho người chưa thành niên sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm.
Một điểm mới khác được đề cập đến trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này liên quan đến sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các loại “tiền ảo” – tiền điện tử trong thời gian qua.
Điều 293 của dự thảo quy định “người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc phạt tù tư 1-5 năm tù: Thiết lập, điều hành, quản trị website để kinh doanh trái phép tiền điện tử hoặc các hàng hóa, dịch vụ; thiết lập, quản trị, điều hành các trang mạng cá nhân và cho người khác kinh doanh tiền điện tử, kinh doanh trái phép hàng hóa, dịch vụ. Phạt tù từ 3-7 năm
đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức, phạm tội từ 2 lần trở lên; có tính chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm”.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Hành vi phá thai đối với nhiều người hoặc phá thai cho người chưa thành niên sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm.
Theo tổ soạn thảo, ngày càng có nhiều loại tiền điện tử được sử dụng trên mạng internet như Bitcoin, WMZ, Paypal, E-gold, PerfectMoney, MoneyBookers… Hiện nay các loại tiền điện tử được sử dụng như một phương thức thanh toán thay thế với các loại ưu thế như thanh toán nhanh, gọn, tính ẩn danh cao, không đòi hỏi thủ tục phức tạp… Do đó người sử dụng internet, đặc biệt là những người sử dụng internet liên quan đến các hoạt động vi phạm pháp luật, thường sử dụng tiền điện tử để mua bán, trao
đổi, thanh toán với nhau.
Cần áp dụng ngay để răn đe
Thông tin trên báo Người lao động, theo luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM), điều 239 Bộ Luật Hình sự đã quy định khá rõ về tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc nhưng thực tế xử lý hầu như chỉ là con số 0. Dự thảo này giới hạn và cụ thể hơn về mức khởi điểm phải xử lý hình sự đối với hành vi phá thai trái phép là gây ra thương tật từ 31% trở lên với sức khỏe của người phá thai.
Việc định lượng áp dụng chế tài hình sự khi phá thai trái phép sẽ giúp việc xử lý hình sự về hành vi này sẽ đơn giản, cụ thể, rõ ràng, tất nhiên tính thực thi sẽ cao và tác động giáo dục xã hội sẽ lớn. Điều này là rất cần thiết cho tình hình xã hội hiện nay với tình trạng phá thai trái phép tràn lan. Ở góc độ khác, quy định mới này sẽ dần định hướng hành vi trong xã hội để hạn chế các cơ sở y tế, cá nhân khi thực hiện hoạt động phá thai trái phép nhằm hạn chế thiệt hại cho xã hội.
“Việc phá thai cho “nhiều người” là từ 2 người trở lên đã bị xử lý hình sự mà không phụ thuộc vào có hay không hậu quả gây ra thương tích. Đây là quan điểm rất nghiêm khắc cho hành vi phá thai trái phép. Ở góc độ con người và nghề nghiệp, tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm quy định mới này” – luật sư Công nói.