VN-Index đóng cửa ngày giao dịch cuối tuần tại 966,29 điểm, duy trì mạch đi lên ba phiên liên tiếp nhờ nhóm ngân hàng tăng mạnh.
VN-Index có trạng thái tích cực ngay khi mở cửa nhờ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong nước được tháo gỡ sau hai phiên tăng trước đó. Dòng tiền chảy vào thị trường đều đặn giúp chỉ số luôn giữ khoảng cách an toàn so với tham chiếu và càng nới rộng hơn về cuối phiên.
Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM tăng hơn 7 điểm, lên mức cao nhất trong phiên sau đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Số lượng cổ phiếu tăng xấp xỉ 280 mã, gần gấp đôi cổ phiếu giảm.
Nhóm ngân hàng là chất xúc tác quan trọng cho đà tăng hôm nay khi tất cả đồng loạt tăng, ít nhất là VIB có thêm 0,3% lên 32.950 đồng và nhiều nhất là LPB tăng 4,7% lên 12.150 đồng. Trong số 10 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index thì nhóm ngân hàng chiếm đến 6 mã, gồm CTG, BID, TCB, VCB, MBB và VPB.
HDB là mã duy nhất ngược dòng giảm 0,2% xuống 25.850 đồng, nhưng tác động đến chỉ số chung không đáng kể.
Hai chỉ số chính trong phiên 13/11. Ảnh: VNDirect.
Thanh khoản thị trường đạt 8.000 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Cổ phiếu FLC ghi nhận khối lượng sang tay đột biến với 43,5 triệu đơn vị. Tiếp sau là các mã ngân hàng như TCB, MBB, STB đều trên 15 triệu đơn vị.
"Đa số các cổ phiếu đã tạo được nền giá tích lũy tạm thời, hỗ trợ cho đợt tăng giá trở lại sau hai phiên chốt lời vừa qua. Dòng tiền vẫn sẵn sàng mua vào các cổ phiếu có triển vọng quý IV tích cực", nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS) lý giải nguyên nhân giá trị giao dịch nhảy vọt.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng quay lại mua ròng hơn 220 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất ở VJC. Trong khi đó, bên bán vẫn xả hàng ở những cổ phiếu trụ trong rổ VN30 như VNM, CTG, HDB và MSN.
Với 4 phiên tăng, VN-Index đã tích luỹ được 28 điểm trong tuần này. Tuy nhiên, hầu hết nhóm phân tích vẫn dè dặt về kịch bản bứt phá mạnh trong tuần tới bởi 970 điểm đang là vùng cản lớn.
Nhà đầu tư được khuyến nghị giao dịch ngắn ngày trên danh mục sẵn có khi thị trường tiệm cận vùng này và có thể nhắm đến những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, kết quả kinh doanh cuối năm nay và dự báo cho 2021 tích cực. Đồng thời, việc quản trị rủi ro phải được đảm bảo nhằm đề phòng trường hợp VN-Index đảo chiều về 940 điểm.
Theo Vnexpress
VN-Index có trạng thái tích cực ngay khi mở cửa nhờ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trong nước được tháo gỡ sau hai phiên tăng trước đó. Dòng tiền chảy vào thị trường đều đặn giúp chỉ số luôn giữ khoảng cách an toàn so với tham chiếu và càng nới rộng hơn về cuối phiên.
Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM tăng hơn 7 điểm, lên mức cao nhất trong phiên sau đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Số lượng cổ phiếu tăng xấp xỉ 280 mã, gần gấp đôi cổ phiếu giảm.
Nhóm ngân hàng là chất xúc tác quan trọng cho đà tăng hôm nay khi tất cả đồng loạt tăng, ít nhất là VIB có thêm 0,3% lên 32.950 đồng và nhiều nhất là LPB tăng 4,7% lên 12.150 đồng. Trong số 10 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất cho VN-Index thì nhóm ngân hàng chiếm đến 6 mã, gồm CTG, BID, TCB, VCB, MBB và VPB.
HDB là mã duy nhất ngược dòng giảm 0,2% xuống 25.850 đồng, nhưng tác động đến chỉ số chung không đáng kể.
Hai chỉ số chính trong phiên 13/11. Ảnh: VNDirect.
Thanh khoản thị trường đạt 8.000 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với phiên hôm qua. Cổ phiếu FLC ghi nhận khối lượng sang tay đột biến với 43,5 triệu đơn vị. Tiếp sau là các mã ngân hàng như TCB, MBB, STB đều trên 15 triệu đơn vị.
"Đa số các cổ phiếu đã tạo được nền giá tích lũy tạm thời, hỗ trợ cho đợt tăng giá trở lại sau hai phiên chốt lời vừa qua. Dòng tiền vẫn sẵn sàng mua vào các cổ phiếu có triển vọng quý IV tích cực", nhóm phân tích Công ty Chứng khoán Đông Á (DAS) lý giải nguyên nhân giá trị giao dịch nhảy vọt.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng quay lại mua ròng hơn 220 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất ở VJC. Trong khi đó, bên bán vẫn xả hàng ở những cổ phiếu trụ trong rổ VN30 như VNM, CTG, HDB và MSN.
Với 4 phiên tăng, VN-Index đã tích luỹ được 28 điểm trong tuần này. Tuy nhiên, hầu hết nhóm phân tích vẫn dè dặt về kịch bản bứt phá mạnh trong tuần tới bởi 970 điểm đang là vùng cản lớn.
Nhà đầu tư được khuyến nghị giao dịch ngắn ngày trên danh mục sẵn có khi thị trường tiệm cận vùng này và có thể nhắm đến những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, kết quả kinh doanh cuối năm nay và dự báo cho 2021 tích cực. Đồng thời, việc quản trị rủi ro phải được đảm bảo nhằm đề phòng trường hợp VN-Index đảo chiều về 940 điểm.
Theo Vnexpress