Về cơ bản:
Căn cứ khoản 1 điều 36
Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 được sửa đổi bổ sung bởi
Thông tư 28/2016/TT-NHNN, quy định về đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối. Theo đó, đối tượng được hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các tổ chức khác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối.
Hiện tại, ngân hàng nhà nước chưa chấp thuận bất kì sàn Forex nào nên có thể xem tất cả sàn Forex trên thị trường đều đang vi phạm pháp luật. Do đó, về cơ bản việc tham gia Trading Forex là không đúng pháp luật và không phải đóng thuế. Cho nên dù bạn có kiếm được tiền tỷ từ forex cũng không phải nộp thuế.
Nhưng dù không phải đóng thuế nhưng có thể phải đóng phạt nếu lỡ vi phạm đến hoạt động ngoại hối gây thất thoát ngoại hối theo các điều sau:
- Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương);
+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đô la Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ Thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần; thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) không đúng quy định của pháp luật.
- Về cơ bản thì dân lâu năm như mình rất rõ mấy thứ này nên không bao giờ nhận tiền trực tiếp từ sàn thông qua chuyển khoản từ nước ngoài mà luôn qua bên thứ 3 như Skrill, Netteler... hoặc nếu sàn lớn có hỗ trợ tại VN thì họ có tài khoản VNĐ tại ngân hàng VN nên nếu rút tiền thì họ có cung cấp lựa chọn quy đổi giá trị USD sang VND tương ứng và tiến hành chuyển khoản từ ngân hàng VN nên như vậy coi như chỉ là giao dịch chuyển tiền thông thường giữa người dùng VN nên không lo phạm luật.
- Trường hợp của bạn (nhận 1-2k$ mỗi tháng từ nước ngoài) thì hành vi là tương đương với mua bán trái phép ngoại tệ giữa cá nhân với nhau và mức giao dịch cũng đã đạt đến mức phạt tối thiểu nên đừng lạ nếu có khả năng ngày nào đó nhận được giấy gọi, đừng lo lắng, nộp phạt xong là ok.
- Bạn chỉ cần chú ý từ nay về sau đừng nhận tiền usd hay các đồng ngoại hối khác trực tiếp từ nguồn nước ngoài là ok, không cần phải lo thuế má gì cả, tương lai nếu VN có luật cặn kẽ về forex thì tính sau.