Chuyên gia blockchain chỉ ra nhiều dấu hiệu lừa đảo của Pi Network

Cha đẻ phần mềm Vietkey, người nghiên cứu về blockchain từ năm 2014, TS Đặng Minh Tuấn là chuyên gia tiếp theo chỉ ra nhiều điểm đáng ngờ của tiền ảo Pi Network.

Thời gian gần đây, đồng Pi Network bất ngờ được một đội quân ‘seeder’ rầm rộ lôi kéo người tham gia trên các hội nhóm về tiền ảo. Đội quân này ‘khoe’ về một dự án đào tiền ảo được quảng cáo là miễn phí, không mất gì ngay trên điện thoại và đến nay đã thu hút được khoảng 13 triệu người đào ngày đêm.

Pi Network đã bị vạch trần với nhiều điểm đáng ngờ như đòi hỏi nhiều quyền riêng tư trên điện thoại, không công khai mã nguồn cùng những lời hứa hẹn sẽ lên mainnet từ năm này qua năm khác. Mainnet là quá trình mà ở đó giao thức blockchain đã được phát triển hoàn chỉnh khi các giao dịch tiền ảo được xác thực và ghi lại trên sổ cái phi tập trung.

photo-1-16140412317931886543808[1].jpg

Pi Network lôi kéo người dùng nhờ tuyên bố miễn phí, đào không mất gì trên điện thoại.​

Phân tích app, đọc white paper (sách trắng), mới đây đến lượt TS Đặng Minh Tuấn đưa ra cảnh báo Pi Network có rất nhiều dấu hiệu của dự án lừa đảo. Người tham gia dự án này chắc chắn sẽ mất thông tin cá nhân, mất thời gian, mất tài nguyên của điện thoại, và có thể mất thêm thông tin khác trong máy, mất công sức để lôi kéo người khác vào cái gọi là vòng tròn tin tưởng khá giống đa cấp, TS Tuấn cho biết.

Với 7 năm nghiên cứu về blockchain, TS Đặng Minh Tuấn chỉ ra ba điểm đáng ngờ nhất của Pi Network, đó là quá trình đào, private key và mainnet. Trong đó, đến thời điểm này đào đồng Pi là một quá trình hết sức mờ ám, bởi đào là một quá trình để xác thực các giao dịch, mà chưa có sổ cái/blockchain, chưa có giao dịch thì đào xác thực cái gì. Ngay cả cái xác thực dựa trên ‘vòng tròn tin tưởng’ cũng là một khái niệm mơ hồ, không có bảo đảm toán học cho nó, theo TS Tuấn.

Công nghệ blockchain là công nghệ đòi hỏi sử dụng các khóa riêng tư private key để xác thực nhưng có tài khoản mà không có private key, không có địa chỉ ví, sau này làm sao chuyển tiền hay tiêu tiền được, tiền mã hoá bao giờ cũng phải có private key mới tiêu được, TS Tuấn nhấn mạnh.

Quan trọng nhất theo TS Tuấn, Pi Network hiện không có chút giá trị nào vì mã nguồn đóng, tiền đào ra chỉ được lưu trên điện thoại người dùng hoặc trên máy chủ tập trung. Một khi được lưu trên server, người quản trị có toàn quyền thay đổi, tạo ra bao nhiêu tùy thích.

Bởi tính minh bạch không hề có ở một dự án blockchain trong khi đã lôi kéo được lượng lớn người dùng hàng ngày, TS Tuấn ví von việc đào Pi cũng như nhặt sỏi đá và mơ ước đến một ngày không xa thế giới sẽ công nhận sỏi đá có giá trị như vàng.

TS Đặng Minh Tuấn là tiến sĩ chuyên ngành toán và mật mã, từng nghiên cứu toàn bộ mã nguồn của Bitcoin và Ethereum; ông được xem là mentor hàng đầu về blockchain ở Việt Nam. TS Tuấn hiện là Phó Chủ tịch CLB FinTech (thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam), Trưởng Lab Blockchain (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông), Giám đốc trung tâm nghiên cứu Blockchain QNET, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC. Ông chính là cha đẻ của phần mềm gõ tiếng Việt Vietkey ra đời năm 1994 cùng hàng chục công trình/đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Nhà nước đã bảo vệ thành công.

Nguồn : Genk​
 

shindu0606

Junior
Joined
Sep 6, 2020
Messages
78
Reactions
9
MR
0.104
Một ông tiến sỹ ở việt nam đi đánh giá giáo sư của trường đại học Mỹ để xem sau này ông nào đúng nhé.
Một bài đăng rất hay mình biết từ trang cá nhân của Ca sĩ "Tình xưa nghĩa cũ" Jimmy Nguyễn. Xin trích lại:
Hôm nay tôi xin giới thiệu đến các bạn một bài viết giải thích rõ ràng và tường tận hơn về Pi từ Hai Le, một người trí thức trẻ:
AI ĐỨNG SAU PI NETWORK?
Kỳ 1: Nicolas Kokkalis
Chắc chắn trong những anh chị em dùng invitation code của mình để đào Pi sẽ có người chưa biết về Nicolas Kokkalis. Mình nợ các bạn bài viết giới thiệu về vị thầy này. Mình gọi bằng thầy vì Nicolas Kokkalis là giáo sư tại Đại học Stanford trứ danh. Sau đây mình sẽ giới thiệu về thầy ấy để các bạn biết rằng Pi Network là một dự án thực sự chứ không phải mấy cái trò nhảm nhí như kiểu xem bói vui trên mạng hay là cái gì đại khái. Mình tin rằng khi các bạn biết về profile của Nicolas thì các bạn sẽ hiểu tầm vóc của Pi và có thêm lửa để vào mining mỗi ngày. Khoảng 1 tháng nay, lúc nào trong ref của mình cũng có đúng 50 bạn offline thật là lãng phí quá trời.
Nicolas không phải người duy nhất trong việc điều hành Pi Network, nhưng thầy là người sáng tạo ra Pi và phụ trách phần kỹ thuật - yếu tố gần như quyết định mọi thứ, nên mình sẽ giới thiệu thầy trước nha, còn hai người kia thì để sau.
Tên đầy đủ: Nicolas Kokkalis
Gốc: Hy Lạp
Năm sinh: 1978 (cái này có thể không đúng, vì mình check ở somewhere in the internet thôi, nhưng nhìn bề ngoài và tính trừ thử các năm có học vị thì cũng cỡ cuối 7x hoặc chậm nhất là 1980).
Gia đình: Vợ và một con trai.
Bằng cấp:
- Nghiên cứu hậu tiến sĩ Khoa học máy tính - đại học Stanford (US)
- Tiến sĩ Kỹ thuật Điện - đại học Stanford (US)
- Thạc sĩ Khoa học Quản lý - đại học Stanford (US)
- Thạc sĩ Khoa học máy tính - đại học Toronto (Canada)
- Kỹ sư Khoa học máy tính - Đại học Crete (Hy Lạp)
(Xem profile của Nicolas Kokkalis tại trang của đại học Stanford: https://hci.stanford.edu/nicolas/)
Công việc:
- Giáo thụ đại học Stanford, ngành Khoa học máy tính, Ứng dụng phi tập trung (decentralized applications)...
- Giám đốc công nghệ (CTO) của StartX
- Giám đốc công nghệ của Pi Network
Đã từng:
- Tạo ra nền tảng Gameyola - một nền tảng cho trò chơi trực tuyến
- Viết luận án chủ đề Smart Contract cho tiền điện tử trước khi đồng ETH ra đời. (Người tạo ra đồng ETH - đồng tiền quyền lực thứ hai sau bitcoin - là Vitalik Buterin học trò của thầy ấy.)
- Trợ giúp kỹ thuật cho 1300 công ty khởi nghiệp qua dự án StartX
- Xuất bản hàng chục bài báo cáo khoa học trên các tạp chí uy tín
- "Dốc toàn lực" tạo ra Pi Network
Ok, bây giờ bạn đã biết Pi Network do một người có profile thế nào tạo ra. Chắc chắn một người như thế thì không phải dạng tào lao gạt bạn tải app để kiếm mấy xu teng tiền quảng cáo. Nicolas Kokkalis thực sự là một nhân vật quái kiệt của công nghệ blockchain nói riêng và công nghệ máy tính nói chung. Nhưng thầy ấy lại không phải một tay xôi thịt, mà có một ý chí thay đổi thời đại vượt lên tất cả những thứ danh tiếng hay lợi lộc. Nếu bạn chưa hình dung ra, mình sẽ nói về StartX tiếp.
Đầu tiên, Đại học Stanford có một Hiệp hội Sinh viên. Hiệp hội này có nhiều tổ chức con bên trong. Trong số đó có Stanford Student Enterprises, đây là một cánh tay nối dài của Hiệp hội Sinh viên để lo các vấn đề tài trợ phi lợi nhuận và gây quỹ cho hoạt động sinh viên. Nicolas Kokkalis cùng với bạn mình là Cameron Teitelman đã cùng vận động các nguồn lực, lên kế hoạch và lập ra StartX năm 2011, là "công ty con" của Stanford Student Enterprises và là "công ty cháu nội" của Hiệp hội Sinh viên Đại học Stanford. StartX về bản chất là một dự án hỗ trợ khởi nghiệp, đặt mình trong sự quản lý của đại học Stanford, về mặt giấy tờ pháp lý, nó giữ quy chế của một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận. Tất nhiên, bạn đang nghĩ dù có lòng tốt nhưng chưa chắc là có năng lực, bạn hãy đọc tiếp.
Năm 2012, StartX vận động được 1 triệu đô la Mỹ đầu tiên. Một trong những công ty đầu tiên mà StartX hỗ trợ là Alphonso Labs. Alphonso Labs đã cho ra đời ứng dụng Pulse và được Apple mua lại với giá 20 triệu đô la Mỹ. Từ 2011 đến 2020, StartX đã giúp khởi nghiệp thành công hơn 1300 công ty. Trong số đó, có hơn 700 công ty đang phát triển vượt bậc và được xem như những con kỳ lân đang vươn vai, có thể kể đến như: Lime, Branch, Life360 (IPO), Poynt, Patreon, Kodiak Sciences (IPO)... Bạn có thể search thử tên của các công ty này để kiểm chứng. Ngoài ra, những nhà đầu tư và đối tác đứng sau lưng hỗ trợ cho StartX trong thời điểm hiện tại có thể kể đến: Amazon, ngân hàng Sumimoto của Nhật, ngân hàng Silicon Valley, BREX, DAIKIN, công ty dược AstraZeneca, GitHub, Google Cloud... (Xem chi tiết tại đây https://startx.com/partners) Mình tinh rằng bạn nào thực sự nhạy bén và có tầm nhìn xa, có thể thấy được tầm vóc của Nicolas và hệ sinh thái của StartX. CTO là vị trí mà những IT có thể phấn đấu cả đời, CTO của một thực thể lớn mạnh và hữu ích cho cộng đồng như vậy thì chắc chắn Nicolas không phải là một người tầm thường.
Điều mình sắp nói có thể làm lạnh người bạn nào nhạy bén, đó là Pi Network là đồng crypto được tạo ra để dành cho hệ sinh thái này! Và hoài bão của Nicolas còn xa hơn nữa, hãy đọc lời thầy ấy tự bạch trong trang của Pi Network:
"Tôi là một người tin tưởng mạnh mẽ và lâu dài về tiềm năng kỹ thuật - tài chính - xã hội của tiền điện tử, nhưng tôi cũng thất vọng với những hạn chế hiện tại của nó. Tôi cam kết mang sức mạnh của blockchain đến với nhiều người hơn bằng cách cải thiện trải nghiệm hiện tại và xây dựng giá trị cho mọi người. Tôi đang làm điều này bằng cách áp dụng triết lý thiết kế "lấy người dùng làm trung tâm" để đảo ngược quá trình phát triển của blockchain: Khởi chạy trong bản Beta, rồi mời các thành viên vào mạng lưới, sau đó xác lập lại qui ước cùng với các thành viên đó, và cuối cùng phân cấp kết quả thiết kế.
Kết quả của quá trình đó chính là Pi Network, một loại tiền điện tử mới và hệ thống mạng ngang cấp, Pi Network hiện đang hoạt động ở hơn 150 quốc gia và được giới thiệu bằng 32 ngôn ngữ. Pi Network là 100% chuyên môn của tôi, cùng với 100% uy tín cá nhân tôi trong tình yêu của vợ và con trai nhỏ của tôi!"
Well! Long live Nicolas Kokkalis!
?
?

Hai Le
P/S: Ai cũng có 1 điện thoại Sờ mác phôn cả vậy tôi đang gửi cho bạn 1π! Pi là một loại tiền kỹ thuật số mới được phát triển bởi Tiến sĩ đại học Stanford, với hơn 10 triệu thành viên trên toàn thế giới. Để nhận Pi của bạn, nhấp vào liên kết này https://minepi.com/pidudu và sử dụng tên người dùng là (pidudu) làm mã mời của bạn.
 

lyxuansang9

Newbie
Joined
Feb 28, 2011
Messages
12
Reactions
16
MR
0.585
@shindu0606 lại copy về à.

Một ông tiến sỹ ở việt nam đi đánh giá giáo sư của trường đại học Mỹ để xem sau này ông nào đúng nhé.
Bên trên ghi giáo sư, bên dưới tìm mãi éo thấy chức giao sư ở đâu.
Tư tưởng cứ nghe Mỹ cái gì cũng hơn VN, tiến sĩ VN không bằng tiến sỹ mẽo thì đúng là bọn gà, chuyên bị lùa vào chuồng.

_ Tiến sĩ éo có nghĩa là nó không có mục đích xấu.

_ Trích dẫn "Bên cạnh đó, phương pháp tiếp thị của Pi Network cố tình nhấn mạnh bằng cấp học thuật của nhóm người sáng lập. Bài viết trên trang AI Multiple cho rằng những thông tin như vậy không nói lên điều gì, vì nữ doanh nhân Ruja Ignatova - người đứng sau "đế chế lừa đảo" Onecoin ban đầu cũng giới thiệu mình có bằng Đại học Oxford và từng làm việc tại công ty McKinsey để tạo uy tín."

_ Khi người ta đưa ra lý do khoa học, chính đáng, đúng chuyên ngành thì các con gà cãi lại như thế nào ? Dạ, lại bắt đầu kể 1 câu chuyện mơ mộng như kiểu bị ngáo đá, chả liên quan gì đến vấn đề người ta đề cập đến.

_ Tôi chưa thấy cái coin nào (mà cái Pi này éo biết có được gọi là coin không nữa) nó lâu đến vậy, nhớ không nhầm thì phải 4 5 năm gì đó mà đến tận giờ vẫn không có giá trị thực để giao dịch. Đúng theo kiểu lùa được 10 thằng vào chơi trong đó sẽ có 1 2 thằng tưởng giá trị thật lại mua Pi :))

_ Bài viết ghi đậm mà chắc còn không đọc
  • không có blockchain, mã nguồn đóng
  • thu thập thông tin người dùng qua việc kyc và hiện qc trên app kiếm lời (chuẩn bị lại có mấy thằng lại nâng bi cái yêu cầu KYC. NGU, có biết trên thế giới nó mua bán thông tin người dùng lãi như thế nào không? )
  • hoạt động như 1 app đa cấp, khi mà việc giới thiệu người mới để kiếm thêm đồng pi và để ..tăng level(như việc xếp hạng tv đa cấp diamon gold...) ???
 

honeymax

Senior
Joined
Jul 10, 2012
Messages
371
Reactions
153
MR
0.063
Mình thấy người ta có ghi giai đoạn 1,2,3 làm theo đúng road map. Giai đoạn này chỉ mới gầy dựng cộng đồng. Chưa public chứ ko phải ko có nhé bác.
pi rất tiềm năng nha bạn, 2 năm trời rồi mà mới testnet thôi nhé , mà cộng đồng 13 triệu thợ đào và còn tăng lên con số khủng theo từng ngày mà, hông lẽ sau này khi scam rồi mới public :)), bây giờ cộng đồng pi chửi từ báo chí cho tới tiến sĩ và những người bảo nó scam, thậm chí ở nước ngoài cũng bị bọn nó tấn công, thôi các bạn ráng đào tới cuối năm chờ nó mainnet nha.
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
425,404
Messages
7,156,580
Members
177,949
Latest member
HiimMadDoggo
Back
Top Bottom