Nắm giữ cả đồng Luna và Lunc với suy nghĩ 'mất cái nọ được cái kia', Hoàng Anh lo lắng khi cả hai token này cùng giảm giá. Các token này vẫn đang giảm giá liên tục trong bối cảnh thị trường tiền số đã khởi sắc trong ngắn hạn. Hoàng Anh, một chuyên gia marketing tại Hà Nội, cho biết anh sở hữu cả Luna cũ (hiện được gọi là Lunc) và Luna mới. Lunc được anh coi như chơi xổ số, nhưng Luna là hy vọng mà anh đặt vào dự án Terra 2. "Chỉ cần Luna 2 được bằng một nửa của Luna trước đây đã là thành công rồi", Hoàng Anh nói.
Giống như nhiều nhà đầu tư nghiệp dư khác, anh đầu tư vào Luna khi token này có dấu hiệu tăng giá hồi đầu tháng 6. Sau khi mua ở mức giá 8 USD, token này tăng lên hơn 11 USD, khiến Hoàng Anh có thêm niềm tin và dự định chốt lời khi giá tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, một tuần qua, hầu hết các "coin top" trên thị trường đều tăng giá trở lại, còn biểu đồ của Lunc và Luna vẫn giữ nguyên sắc đỏ. Đến nay, khoản đầu tư của Hoàng Anh đã chia hai. Anh thừa nhận phải bán bớt để cắt lỗ, nhưng vẫn giữ lại một phần với kỳ vọng tiền số này sẽ tăng giá nhờ động thái mới của nhóm phát triển.
Khác với Hoàng Anh, Đức Duyệt (Hà Nội) ngay từ đầu xác định "ôm" Luna lâu dài, không quan tâm đến sự biến động trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, giá các token này giảm từ 50% đến 70% khiến anh rơi vào trạng thái "đu đỉnh" và không khỏi tiếc nuối khoản tiền hơn 1.000 USD đã chi trước đó. Từ mức hơn 11 USD hôm 31/5, token này hiện còn dưới 4 USD, tức giảm 70% sau một tuần. Trong khi đó, đồng Lunc mà anh từng tự tin đã "bắt đáy thành công" nay cũng giảm và tiệm cận mức giá lúc mua vào. "Có lẽ phải xóa app để khỏi bận tâm nữa", anh nói.
Ba hôm nay, cộng đồng người chơi Terra tại Việt Nam tràn ngập các chia sẻ bất an về sự giảm giá của các token. Bên cạnh Lunc và Luna, một số người còn mua cả những token liên quan, như ANC của nền tảng Anchor Protocol hay USTC, là token UST trước đây. Tuy nhiên, hầu hết đều giảm giá mạnh, ít nhất từ 20%. "Liệu chúng ta có bị lừa lần hai không mọi người?", thành viên Ngọc Bách đặt câu hỏi.
Các thảo luận trên cộng đồng này cũng chia làm hai phe. Bên cạnh những người lo ngại cho khoản đầu tư của mình, chấp nhận bỏ cuộc chơi và bán tháo, số khác cho biết vẫn tin tưởng vào dự án và nhà sáng lập.
Theo Nguyễn Tiến Bắc, quản trị viên một cộng đồng tiền số nổi tiếng tại Việt Nam, không ít người chơi vẫn đang mong muốn kiếm lời từ Lunc và Luna. Họ cho rằng dự án này từng là "coin top" với vốn hóa hàng tỷ USD nên khó bị khai tử. Thực tế, ngay sau khi đồng Luna mới được phát hành, tiền số này nhanh chóng cũng đã vươn lên vốn hóa tỷ USD, trước khi giảm xuống còn 700 triệu USD như hiện nay. Đây được đánh giá là kết quả đáng kinh ngạc với một dự án từng sụp đổ chỉ cách đó chưa đầy một tháng.
Tuy nhiên theo anh Bắc, nguồn cung của token này hiện ở mức hàng nghìn tỷ coin nên rất khó tăng giá. "Nếu có tăng, đó chỉ là cuộc chơi của các cá mập nhằm thao túng và kiếm lời chứ không xuất phát từ giá trị thật của dự án", anh Bắc nhận định.
Theo CryptoSlate, các thông tin tiêu cực liên quan đến Terra đã góp phần không nhỏ vào tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư những ngày qua. Ngày 6/6, FatMan, một nhà nghiên cứu nổi tiếng trên cộng đồng Terra, cho biết đã phát hiện một ví chứa 42 triệu token Luna, trị giá 200 triệu USD, được cho là của nhà phát triển Terraform Labs. Điều này đi ngược với tuyên bố trước đó của CEO Do Kwon là chỉ phát hành token Luna mới cho cộng đồng.
Terra im lặng trước cáo buộc trên. Ngoài ra, trang Twitter của nhà sáng lập Do Kwon từ đầu tháng 6 đến nay cũng ít chia sẻ các thông tin dự án. Thậm chí có lúc, tài khoản này được đưa vào trạng thái riêng tư và càng khiến nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ Do Kwon có thể "rút thảm".
Terra im lặng trước cáo buộc trên. Ngoài ra, trang Twitter của nhà sáng lập Do Kwon từ đầu tháng 6 đến nay cũng ít chia sẻ các thông tin dự án. Thậm chí có lúc, tài khoản này được đưa vào trạng thái riêng tư và càng khiến nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ Do Kwon có thể "rút thảm".
Chuyên gia Krisztian Sandor của CoinDesk đánh giá, việc đầu tư Lunc và Luna bây giờ rất rủi ro, "giống như việc bạn mua một ngôi nhà đã bị cháy rụi hoặc trả tiền để mua những kế hoạch chỉ tồn tại trên giấy".
Theo Sandor, không còn gì chắc chắn cho tương lai của token trên blockchain Terra cũ như Lunc và USTC, bởi có rất ít động lực cho nhà phát triển xây dựng ứng dụng trên đó. Còn với blockchain mới, do không còn đồng tiền ổn định giá (stablecoin), thách thức được đặt ra là cần thu hút các nhà phát triển có niềm tin và sự gắn bó để xây dựng ứng dụng trên blockchain này.
"Tóm lại, các hoạt động trên blockchain mới sẽ xác định giá trị của Luna cũng như sự thành công của dự án này", Sandor đánh giá. Dự án Terra hôm nay tuyên bố "đã có nhiều ứng dụng (dApp) yêu thích của người dùng được thiết lập và chạy trên Terra 2.0", đồng thời dự án cũng sẽ xây dựng lại các cộng đồng Terra mới tách biệt với Terra cũ để tránh nhầm lẫn.
Tuy nhiên, việc tuyên bố chung chung, không nêu rõ ứng dụng cụ thể vẫn khiến nhiều người hoài nghi. Ngoài ra, động thái xây dựng cộng đồng mới bị cho là cách để Terra xóa đi các vết nhơ từ dự án cũ và dụ dỗ những người dùng mới.
"Sau khi Terra sập, họ xây dựng Terra 2 rất nhanh. Dù lo lắng nhưng tôi sẽ chờ thêm vài tháng nữa rồi tính tiếp", Duyệt cho biết.
Giống như nhiều nhà đầu tư nghiệp dư khác, anh đầu tư vào Luna khi token này có dấu hiệu tăng giá hồi đầu tháng 6. Sau khi mua ở mức giá 8 USD, token này tăng lên hơn 11 USD, khiến Hoàng Anh có thêm niềm tin và dự định chốt lời khi giá tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, một tuần qua, hầu hết các "coin top" trên thị trường đều tăng giá trở lại, còn biểu đồ của Lunc và Luna vẫn giữ nguyên sắc đỏ. Đến nay, khoản đầu tư của Hoàng Anh đã chia hai. Anh thừa nhận phải bán bớt để cắt lỗ, nhưng vẫn giữ lại một phần với kỳ vọng tiền số này sẽ tăng giá nhờ động thái mới của nhóm phát triển.
Khác với Hoàng Anh, Đức Duyệt (Hà Nội) ngay từ đầu xác định "ôm" Luna lâu dài, không quan tâm đến sự biến động trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, giá các token này giảm từ 50% đến 70% khiến anh rơi vào trạng thái "đu đỉnh" và không khỏi tiếc nuối khoản tiền hơn 1.000 USD đã chi trước đó. Từ mức hơn 11 USD hôm 31/5, token này hiện còn dưới 4 USD, tức giảm 70% sau một tuần. Trong khi đó, đồng Lunc mà anh từng tự tin đã "bắt đáy thành công" nay cũng giảm và tiệm cận mức giá lúc mua vào. "Có lẽ phải xóa app để khỏi bận tâm nữa", anh nói.
Ba hôm nay, cộng đồng người chơi Terra tại Việt Nam tràn ngập các chia sẻ bất an về sự giảm giá của các token. Bên cạnh Lunc và Luna, một số người còn mua cả những token liên quan, như ANC của nền tảng Anchor Protocol hay USTC, là token UST trước đây. Tuy nhiên, hầu hết đều giảm giá mạnh, ít nhất từ 20%. "Liệu chúng ta có bị lừa lần hai không mọi người?", thành viên Ngọc Bách đặt câu hỏi.
Các thảo luận trên cộng đồng này cũng chia làm hai phe. Bên cạnh những người lo ngại cho khoản đầu tư của mình, chấp nhận bỏ cuộc chơi và bán tháo, số khác cho biết vẫn tin tưởng vào dự án và nhà sáng lập.
Theo Nguyễn Tiến Bắc, quản trị viên một cộng đồng tiền số nổi tiếng tại Việt Nam, không ít người chơi vẫn đang mong muốn kiếm lời từ Lunc và Luna. Họ cho rằng dự án này từng là "coin top" với vốn hóa hàng tỷ USD nên khó bị khai tử. Thực tế, ngay sau khi đồng Luna mới được phát hành, tiền số này nhanh chóng cũng đã vươn lên vốn hóa tỷ USD, trước khi giảm xuống còn 700 triệu USD như hiện nay. Đây được đánh giá là kết quả đáng kinh ngạc với một dự án từng sụp đổ chỉ cách đó chưa đầy một tháng.
Tuy nhiên theo anh Bắc, nguồn cung của token này hiện ở mức hàng nghìn tỷ coin nên rất khó tăng giá. "Nếu có tăng, đó chỉ là cuộc chơi của các cá mập nhằm thao túng và kiếm lời chứ không xuất phát từ giá trị thật của dự án", anh Bắc nhận định.
Theo CryptoSlate, các thông tin tiêu cực liên quan đến Terra đã góp phần không nhỏ vào tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư những ngày qua. Ngày 6/6, FatMan, một nhà nghiên cứu nổi tiếng trên cộng đồng Terra, cho biết đã phát hiện một ví chứa 42 triệu token Luna, trị giá 200 triệu USD, được cho là của nhà phát triển Terraform Labs. Điều này đi ngược với tuyên bố trước đó của CEO Do Kwon là chỉ phát hành token Luna mới cho cộng đồng.
Terra im lặng trước cáo buộc trên. Ngoài ra, trang Twitter của nhà sáng lập Do Kwon từ đầu tháng 6 đến nay cũng ít chia sẻ các thông tin dự án. Thậm chí có lúc, tài khoản này được đưa vào trạng thái riêng tư và càng khiến nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ Do Kwon có thể "rút thảm".
Terra im lặng trước cáo buộc trên. Ngoài ra, trang Twitter của nhà sáng lập Do Kwon từ đầu tháng 6 đến nay cũng ít chia sẻ các thông tin dự án. Thậm chí có lúc, tài khoản này được đưa vào trạng thái riêng tư và càng khiến nhà đầu tư lo lắng về nguy cơ Do Kwon có thể "rút thảm".
Chuyên gia Krisztian Sandor của CoinDesk đánh giá, việc đầu tư Lunc và Luna bây giờ rất rủi ro, "giống như việc bạn mua một ngôi nhà đã bị cháy rụi hoặc trả tiền để mua những kế hoạch chỉ tồn tại trên giấy".
Theo Sandor, không còn gì chắc chắn cho tương lai của token trên blockchain Terra cũ như Lunc và USTC, bởi có rất ít động lực cho nhà phát triển xây dựng ứng dụng trên đó. Còn với blockchain mới, do không còn đồng tiền ổn định giá (stablecoin), thách thức được đặt ra là cần thu hút các nhà phát triển có niềm tin và sự gắn bó để xây dựng ứng dụng trên blockchain này.
"Tóm lại, các hoạt động trên blockchain mới sẽ xác định giá trị của Luna cũng như sự thành công của dự án này", Sandor đánh giá. Dự án Terra hôm nay tuyên bố "đã có nhiều ứng dụng (dApp) yêu thích của người dùng được thiết lập và chạy trên Terra 2.0", đồng thời dự án cũng sẽ xây dựng lại các cộng đồng Terra mới tách biệt với Terra cũ để tránh nhầm lẫn.
Tuy nhiên, việc tuyên bố chung chung, không nêu rõ ứng dụng cụ thể vẫn khiến nhiều người hoài nghi. Ngoài ra, động thái xây dựng cộng đồng mới bị cho là cách để Terra xóa đi các vết nhơ từ dự án cũ và dụ dỗ những người dùng mới.
"Sau khi Terra sập, họ xây dựng Terra 2 rất nhanh. Dù lo lắng nhưng tôi sẽ chờ thêm vài tháng nữa rồi tính tiếp", Duyệt cho biết.