News Chính phủ Mỹ đang nắm giữ hơn 207.000 BTC

Chính quyền Mỹ vẫn đang nắm giữ 5,5 tỷ USD Bitcoin tịch thu từ các hành động trấn áp pháp lý, làm dấy lên câu hỏi khi nào họ sẽ quyết định chia tay chúng.
1687265837659.png

Mỹ nắm giữ lượng Bitcoin lớn nhất nhờ tịch thu tài sản​

Cuộc truy quét ngày càng khốc liệt của chính phủ Hoa Kỳ đối với ngành tiền mã hóa thời gian qua, tiêu biểu là vụ kiện của SEC đối với Binance - Coinbase, có vẻ như cho thấy nước này không thể tiếp tục “làm ngơ” đối với crypto.

Tuy nhiên, thực trạng trong kho lưu trữ lại cho kết quả tương phản với hành động của họ: Bộ Tài chính Mỹ đang nắm giữ lượng Bitcoin lên đến 207.189 BTC, trị giá hơn 5,5 tỷ USD. Đây là số lượng lớn nhất được sở hữu bởi một quốc gia.

Lần gần nhất chính quyền Hoa Kỳ bán Bitcoin là vào tháng 03/2023, với số lượng là 9.800 BTC.


1687265845430.png

Ngoài ra, còn một số điểm đáng chú ý sau:

  • Đầu tiên: Mỹ đã bán một khoản Bitcoin, thu được 366,5 triệu USD trong 11 phiên đấu giá từ năm 2014 đến 2023, theo dữ liệu từ kỹ sư phần mềm và nghiên cứu viên Jameson Lopp.
  • Thứ hai: Có vẻ như chính phủ chưa bao giờ mua Bitcoin, vì vậy, có thể họ chưa nhận thức để giữ lượng Bitcoin, các giao dịch mua lại Bitcoin là hoàn toàn thụ động.
  • Cuối cùng, dữ liệu của Lopp cho thấy các giao dịch bán ra đã làm “thâm hụt” doanh thu tiềm năng trị giá 4,8 tỷ USD nếu họ tiếp tục giữ số lượng Bitcoin đã bán đến ngày hôm nay.
Trong khi nhiều quốc gia khác đã xử lý lượng tiền mã hóa của mình, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục gia tăng số lượng Bitcoin sở hữu nhờ tịch thu tài sản.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Sachin Jaitly - đối tác công ty tư vấn đầu tư Morgan Creek Capital - vào năm ngoái, Hoa Kỳ nắm giữ 69.640 Bitcoin, số lượng Bitcoin này chiếm 94% tổng số Bitcoin trong kho bạc tài chính của các chính phủ trên toàn cầu tại thời điểm bấy giờ.

Elementus, công ty khởi nghiệp phân tích tiền mã hóa có trụ sở tại New York và cũng đồng thời nằm trong danh mục đầu tư của Morgan Creek, cung cấp dữ liệu cho nghiên cứu của ông Jaitlyn bằng cách so sánh các sự kiện tiêu biểu trong quá khứ với các giao dịch hiển thị trên blockchain Bitcoin công khai.

"Bằng cách kết hợp các thông tin có sẵn thông qua các phương tiện truyền thông và blockchain, Elementus có thể vẽ biểu đồ vũ trụ của các ví kỹ thuật số có chủ quyền và duy trì biểu đồ này theo thời gian", theo luận án.

Quá trình này đã phát hiện ra rằng có 11 quốc gia đã sở hữu Bitcoin đến năm 2022. "Tất cả số Bitcoin nêu trên được nắm giữ bởi các cơ quan chính phủ đó", CEO Elementus, Max Galka cho biết.

"Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa đấy là toàn bộ số lượng Bitcoin mà các chính phủ này sở hữu, cũng như không có nghĩa là các chính phủ khác không sử dụng Bitcoin."

1687265861804.png


Ngoài Mỹ có được Bitcoin nhờ tịch thu từ những tổ chức tội phạm, các quốc gia khác có tương tác với đồng tiền mã hóa này gồm:

- El Salvador: đầu tư trực tiếp vào Bitcoin, công nhận Bitcoin làm tiền tệ hợp pháp.

- Ukraine: nhận quyên góp bằng Bitcoin và tiền mã hóa cho cuộc chiến với Nga.

- Bhutan: đào Bitcoin từ năm 2019.

- Venezuela: chấp nhận Bitcoin để mua đồng tiền mã hóa bảo chứng bằng dầu mỏ do quốc gia này phát hành.

- Phần Lan: có Bitcoin từ tịch thu tài sản, chuẩn bị gửi cho Ukraine.

- Úc: tịch thu 26.149 Bitcoin từ chợ đen Silk Road, đã bán.

- Brazil: tịch thu 30 BTC, đã bán.

- Đức: tịch thu 3.533 BTC, đã bán.

- Hà Lan: tịch thu 2.010 BTC, đã bán.

- Nga: tịch thu 17 BTC, đã bán.

Tại sao Mỹ vẫn chưa bán số Bitcoin này?​

Bằng cách so sánh số lượng Bitcoin này với thông tin cung ứng nguồn tiền và dữ liệu về lạm phát trong 10 năm qua, Jaitly kết luận rằng:

“Khi lượng cung tiền tăng lên và sự lo ngại về lạm phát tăng lên, việc chấp nhận Bitcoin ở mức quốc gia cũng tăng lên...Và vì vậy, nó có mối quan hệ đầy ý nghĩa trong thống kê.", ông nói.

Mặc dù Jaitly cho rằng, việc chính phủ sở hữu Bitcoin là một biện pháp phòng chống lạm phát, nhưng không chắc chắn về việc số lượng Bitcoin trị giá 5 tỷ USD sẽ có tác động đáng kể nào đối với “lạm phát” nếu xem xét quy mô của bảng cân đối tài chính của Chính phủ Mỹ với tổng tài sản trị giá hơn 4.962 tỷ USD.

Công tố viên Đức, Jana Ringwald, cho biết ở quốc gia của cô, việc bán ngay lập tức không bắt buộc:

"Chắc chắn rằng sẽ có số lượng tài sản bị tịch thu gần đây nhưng chưa được bán và công tố viên có thể ra lệnh "bán ngay lập tức", nhưng cũng có thể từ chối điều đó."

Leslie Sammis, luật sư bào chữa hình sự có trụ sở tại Tampa, đã xử lý nhiều vụ tịch thu bao gồm trường hợp của Binance, nói rằng nhiều khả năng là các quan chức Bộ Tư pháp đang chờ đợi sự rõ ràng trong quy định về tiền mã hóa nói chung.

"Tôi nghĩ có lẽ họ đã quyết định rằng họ cần Quốc hội đưa ra luật hoặc Bộ Tư pháp cần đưa ra một số chính sách trước khi họ có thể bắt đầu ‘hành động’ đối với tài sản này," Sammis nói.

Nghiên cứu của ông Sachin Jaitly không bao gồm Bắc Triều Tiên, vì ông cho biết quốc gia này không có dữ liệu về lạm phát. Tuy vậy, quốc gia này trong thời gian qua liên tục bị cáo buộc đứng sau nhiều vụ tấn công tiền mã hóa lớn, với việc có báo cáo khẳng định số tiền thu về từ những vụ hack là khoảng 3 tỷ USD.
 

Announcements

Forum statistics

Threads
426,446
Messages
7,177,113
Members
178,880
Latest member
thethai212
Back
Top Bottom