Công ty nghiên cứu dữ liệu on-chain Chainalysis đã đặt ra nghi vấn về sự không chắc chắn trong lượng tiền tài trợ khủng bố của Hamas, được báo cáo trước đó bởi Wall Street Journal (WSJ).
Trong bài blog đăng tải ngày 18/10, Chainalysis cho biết tuy việc ngăn chặn các hoạt động tài trợ khủng bố thông qua crypto là rất cấp thiết, điều quan trọng là cần phải hiểu cách thức hoạt động thực sự của nguồn tài trợ đó, tránh dẫn đến cách hiểu sai lệch.
Tuần trước, Wall Street Journal đưa tin rằng nhà nước Palestine đã nhận được 93 triệu USD tiền mã hoá từ tháng 8/2021 đến tháng 6/2023 và Hamas cũng nhận được khoảng 41 triệu USD trong cùng khung thời gian.
Chainalysis chỉ ra nhiều lý do vì sao con số tài trợ được báo cáo là không chính xác, bao gồm việc nó bắt nguồn từ 20 nhà cung cấp dịch vụ (không rõ vô tình hay cố ý) hỗ trợ cho hoạt động khủng bố, tuy nhiên không thể xác định được số tiền đó có đến tay những kẻ khủng bố hay không.
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ bị nghi ngờ này đã nhận được tổng cộng từ 8,4 triệu đến 1,1 tỷ USD tiền mã hoá từ tất cả các đối tác. Khó ở chỗ là khi một lượng tiền gửi vào nhà cung cấp, nó bị pha lẫn với nguồn tiền khác và khiến việc theo dõi trở nên phức tạp.
Tóm lại, Chainalysis kết luận rằng việc khẳng định toàn bộ số tiền từ nhà cung cấp là tiền khủng bố là không đủ căn cứ.
Được biết báo cáo WSJ một phần dựa trên phân tích dữ liệu từ Elliptic, một đối thủ cạnh tranh của Chainalysis.
Ngoài ra, Chainalysis cho biết thêm, 8 trong số 20 nhà cung cấp là đối tác của ví có liên quan đến khủng bố cũng đã giao dịch với Garantex - một sàn giao dịch có trụ sở tại Nga đã bị OFAC xử phạt vì vai trò của nó trong hoạt động rửa tiền bất hợp pháp vào năm 2022.
Tại diễn biến liên quan, Hamas vào tháng 4 đã thông báo tạm dừng việc gây quỹ bằng crypto vì nó khiến các cộng tác viên của họ có nguy cơ bị bắt hoặc tệ hơn.
Bình luận về điều này, Chainalysis cho biết:
Trong bài blog đăng tải ngày 18/10, Chainalysis cho biết tuy việc ngăn chặn các hoạt động tài trợ khủng bố thông qua crypto là rất cấp thiết, điều quan trọng là cần phải hiểu cách thức hoạt động thực sự của nguồn tài trợ đó, tránh dẫn đến cách hiểu sai lệch.
Tuần trước, Wall Street Journal đưa tin rằng nhà nước Palestine đã nhận được 93 triệu USD tiền mã hoá từ tháng 8/2021 đến tháng 6/2023 và Hamas cũng nhận được khoảng 41 triệu USD trong cùng khung thời gian.
Chainalysis chỉ ra nhiều lý do vì sao con số tài trợ được báo cáo là không chính xác, bao gồm việc nó bắt nguồn từ 20 nhà cung cấp dịch vụ (không rõ vô tình hay cố ý) hỗ trợ cho hoạt động khủng bố, tuy nhiên không thể xác định được số tiền đó có đến tay những kẻ khủng bố hay không.
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ bị nghi ngờ này đã nhận được tổng cộng từ 8,4 triệu đến 1,1 tỷ USD tiền mã hoá từ tất cả các đối tác. Khó ở chỗ là khi một lượng tiền gửi vào nhà cung cấp, nó bị pha lẫn với nguồn tiền khác và khiến việc theo dõi trở nên phức tạp.
Tóm lại, Chainalysis kết luận rằng việc khẳng định toàn bộ số tiền từ nhà cung cấp là tiền khủng bố là không đủ căn cứ.
Được biết báo cáo WSJ một phần dựa trên phân tích dữ liệu từ Elliptic, một đối thủ cạnh tranh của Chainalysis.
Ngoài ra, Chainalysis cho biết thêm, 8 trong số 20 nhà cung cấp là đối tác của ví có liên quan đến khủng bố cũng đã giao dịch với Garantex - một sàn giao dịch có trụ sở tại Nga đã bị OFAC xử phạt vì vai trò của nó trong hoạt động rửa tiền bất hợp pháp vào năm 2022.
Tại diễn biến liên quan, Hamas vào tháng 4 đã thông báo tạm dừng việc gây quỹ bằng crypto vì nó khiến các cộng tác viên của họ có nguy cơ bị bắt hoặc tệ hơn.
Bình luận về điều này, Chainalysis cho biết:
“Với tính minh bạch vốn có của công nghệ blockchain và tính chất công khai của các chiến dịch tài trợ khủng bố, tiền mã hoá không phải là giải pháp hiệu quả để tài trợ cho khủng bố trên quy mô lớn.
Không ai hiểu những thách thức này tốt hơn Hamas.”