Cáp quang biển APG bị lỗi từ giữa tháng 12, nhưng chưa được khắc phục ngay, gây ảnh hưởng đến tốc độ kết nối Internet quốc tế.
Vấn đề với tuyến APG (Asia Pacific Gateway) được ghi nhận từ ngày 13/12. Nguyên nhân được xác định là "lỗi cáp" ở vị trí cách trạm cập bờ Hong Kong khoảng 125 km.
Đại điện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết lưu lượng truy cập bị mất do ảnh hưởng của sự cố lần này ước tính khoảng 1 TB. Trong khi đó, đối tác quốc tế vừa gửi thông báo tới các nhà mạng trong nước rằng thời gian sửa chữa và khắc phục tuyến cáp APG sẽ bắt đầu từ ngày 2/2/2022 và dự kiến hoàn thành vào ngày 6/2/2022. Có nghĩa trong vòng hơn một tháng tới, việc truy cập Internet đi quốc tế của người dùng có thể bị gián đoạn, kém ổn định.
Trong năm nay, riêng tuyến APG đã bị lỗi bốn lần vào tháng 1, tháng 5, tháng 10 và tháng 12. Lần gần nhất, tuyến cáp này mất một tháng mới khôi phục lại toàn bộ lưu lượng vào ngày 27/11, nhưng lại tiếp tục trục trặc chỉ sau hai tuần.
Ngoài APG, tuyến AAG cũng đang gặp vấn đề trên các nhánh cáp hướng kết nối đi Singapore và Hong Kong, dự kiến được khắc phục xong vào ngày 3/1/2022. Các nhà mạng đang phải bổ sung dung lượng qua các tuyến SMW-3, IA và cáp đi trên đất liền.
Thống kê về cáp quang biển tại một số nước trên thế giới. Ảnh:VT
Mức độ đảm bảo về hạ tầng quốc tế phục vụ kết nối Internet cho người sử dụng trong nước được đánh giá ở mức thấp so với khu vực. Tại sự kiện Internet Day hôm 15/12, đại diện Viettel Network cho biết cáp quang biển kết nối Việt Nam với thế giới trung bình đứt khoảng 10 lần mỗi năm và mỗi lần kéo dài cả tháng. Do đó, các nhà mạng chỉ khai thác sử dụng được 3/4 khả năng của tuyến cáp.
Việt Nam có hơn 97 triệu dân, hơn 68 triệu người sử dụng Internet nhưng chỉ có 7 tuyến cáp biển. Trong số đó, một tuyến đã cũ khi được khai thác từ năm 1999 và chuẩn bị thanh lý, còn hai tuyến khác cũng đã vận hành được 12 năm, từ năm 2009. Việt Nam đang triển khai hai tuyến cáp mới là SJC2 và ADC, dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2022-2023.
Trên thế giới, theo thống kê của TeleGeography, mỗi năm có hơn 100 vụ lỗi cáp xảy ra, tức trung bình ba ngày có một sự cố. Tuy nhiên, đa số những trường hợp hỏng hóc này không được chú ý, nhất là ở các nước phát triển vì có nhiều tuyến cáp hỗ trợ nhau, băng thông Internet luôn ổn định và người dùng cuối ít cảm nhận được việc đứt cáp.
Vấn đề với tuyến APG (Asia Pacific Gateway) được ghi nhận từ ngày 13/12. Nguyên nhân được xác định là "lỗi cáp" ở vị trí cách trạm cập bờ Hong Kong khoảng 125 km.
Đại điện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam cho biết lưu lượng truy cập bị mất do ảnh hưởng của sự cố lần này ước tính khoảng 1 TB. Trong khi đó, đối tác quốc tế vừa gửi thông báo tới các nhà mạng trong nước rằng thời gian sửa chữa và khắc phục tuyến cáp APG sẽ bắt đầu từ ngày 2/2/2022 và dự kiến hoàn thành vào ngày 6/2/2022. Có nghĩa trong vòng hơn một tháng tới, việc truy cập Internet đi quốc tế của người dùng có thể bị gián đoạn, kém ổn định.
Trong năm nay, riêng tuyến APG đã bị lỗi bốn lần vào tháng 1, tháng 5, tháng 10 và tháng 12. Lần gần nhất, tuyến cáp này mất một tháng mới khôi phục lại toàn bộ lưu lượng vào ngày 27/11, nhưng lại tiếp tục trục trặc chỉ sau hai tuần.
Ngoài APG, tuyến AAG cũng đang gặp vấn đề trên các nhánh cáp hướng kết nối đi Singapore và Hong Kong, dự kiến được khắc phục xong vào ngày 3/1/2022. Các nhà mạng đang phải bổ sung dung lượng qua các tuyến SMW-3, IA và cáp đi trên đất liền.
Thống kê về cáp quang biển tại một số nước trên thế giới. Ảnh:VT
Mức độ đảm bảo về hạ tầng quốc tế phục vụ kết nối Internet cho người sử dụng trong nước được đánh giá ở mức thấp so với khu vực. Tại sự kiện Internet Day hôm 15/12, đại diện Viettel Network cho biết cáp quang biển kết nối Việt Nam với thế giới trung bình đứt khoảng 10 lần mỗi năm và mỗi lần kéo dài cả tháng. Do đó, các nhà mạng chỉ khai thác sử dụng được 3/4 khả năng của tuyến cáp.
Việt Nam có hơn 97 triệu dân, hơn 68 triệu người sử dụng Internet nhưng chỉ có 7 tuyến cáp biển. Trong số đó, một tuyến đã cũ khi được khai thác từ năm 1999 và chuẩn bị thanh lý, còn hai tuyến khác cũng đã vận hành được 12 năm, từ năm 2009. Việt Nam đang triển khai hai tuyến cáp mới là SJC2 và ADC, dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2022-2023.
Trên thế giới, theo thống kê của TeleGeography, mỗi năm có hơn 100 vụ lỗi cáp xảy ra, tức trung bình ba ngày có một sự cố. Tuy nhiên, đa số những trường hợp hỏng hóc này không được chú ý, nhất là ở các nước phát triển vì có nhiều tuyến cáp hỗ trợ nhau, băng thông Internet luôn ổn định và người dùng cuối ít cảm nhận được việc đứt cáp.
Theo vnexpress