Ngày 15/4, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, Cơ quan tố tụng tỉnh Bến Tre đang thụ lý điều tra vụ mua bán tiền ảo trên mạng.
Song đây là tội phạm sử dụng công nghệ cao, nên Cơ quan tố tụng tỉnh Bến Tre còn có những quan điểm khác nhau, có ý kiến cho rằng đã có căn cứ kiến nghị khởi tố, lại có quan điểm vì đây là hành vi lợi dụng công nghệ cao, lĩnh vực mới mẻ cần báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Cơ quan tố tụng Trung ương. Sự việc như sau:
Quá trình mở rộng điều tra vụ án Lương Tất Việt cùng đồng phạm kinh doanh trái phép, xảy ra vào tháng 5/2013, tại Thành phố Thái Nguyên trong vụ án còn có liên quan đến một đối tượng ở tỉnh Bến Tre. Nên Công an tỉnh Thái Nguyên quyết định ủy thác điều tra đến Công an tỉnh Bến Tre.
Qua điều tra đã phát hiện dấu hiệu "rửa tiền" và "kinh doanh trái phép" liên quan đến việc mua bán tiền ảo trên internet của Nguyễn Việt Cường, (31 tuổi), trú tại phường Phú Khương, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Năm 2007, Cường lên mạng tìm hiểu cách thức kiếm tiền ảo. Ban đầu, Cường chỉ làm thuê qua internet dưới hình thức gõ văn bản hoặc điền thông tin khảo sát thị trường, được trả bằng tiền ảo qua một tài khoản mà Cường mở trên trang web LR. Có tiền ảo, Cường tham gia các trang đầu tư sinh lãi, tiền lãi cũng được trả bằng tiền ảo.
Để đổi số tiền ảo sang Việt Nam đồng (VNĐ), Cường phải bán lại tiền ảo cho nhóm "Exchange" (nhóm trao đổi tiền) trên mạng. Cường nhận thấy nhóm "Exchange" ăn lãi của Cường quá nhiều nên Cường muốn trở thành "Exchanger" (người đổi tiền) để kiếm lãi từ việc đổi tiền ảo cho những người khác.
Theo qui ước với nhau, người nào muốn giao dịch với Cường phải có cùng tài khoản trên trang web tiền ảo và tài khoản VNĐ cùng trong hệ thống ngân hàng mà Cường đã mở. Muốn bán tiền ảo thì chuyển tiền ảo vào tài khoản tiền ảo của Cường trước, sau đó Cường sẽ chuyển trả tiền VND thông qua tài khoản tại ngân hàng.
Cường có 6 tài khoản mở tại nhiều ngân hàng khác nhau để sử dụng vào việc mua bán tiền ảo. Theo đó, Cường đã mua bán tiền ảo với hơn 2.700 tài khoản của 2.100 cá nhân ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, với tổng số tiền là hơn 163 tỷ đồng, hưởng lợi từ việc mua bán tiền ảo được hơn 3,7 tỷ đồng.
Để ngụy trang hành vi kinh doanh trái phép, Cường đăng ký hộ kinh doanh lấy tên "Studio áo cưới T.Sen", với nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó có kinh doanh "nạp tiền điện tử", Cường kê khai gian dối với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, nghề "nạp tiền điện tử" là nạp tiền qua điện thoại cho các thuê bao điện thoại di động… nhưng thực chất nhập nhèm ngành nghề này để mua bán tiền ảo.
Sau này, Cường mượn pháp nhân của một doanh nghiệp HTE có chức năng kinh doanh "Bán buôn tiền điện tử" để hoạt động. Song việc doanh nghiệp HTE có thêm ngành nghề kinh doanh này là do sơ xuất trong quá trình xử lý hồ sơ, khi phát hiện ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre đã loại bỏ ngành nghề kinh doanh “Buôn bán tiền điện tử” của doanh nghiệp HTE.
Như vậy, hành vi của Nguyễn Việt Cường có dấu hiệu của tội "Kinh doanh trái phép" và tội “Trốn thuế”. Bởi lẽ Nhà nước không công nhận tiền ảo lưu hành bất cứ dưới hình thức nào.
Còn khoản tiền thu lợi hơn 3,7 tỷ đổng do Cường kinh doanh mua bán tiền ảo mà có cần phải điều chỉnh theo Luật Thuế. Đáng chú ý trước đó có một số vụ án với hành vi tương tự cũng đã xảy ra tại TP Hải Phòng và tỉnh Thái Nguyên đều bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an khởi tố vụ án và bị can đối với Vũ Văn Lăng về tội “Kinh doanh trái phép”, Tòa án đã xử phạt Lăng 15 tháng tù cho hưởng án treo; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên cũng đã khởi tố bị can Lương Tất Việt về tội “Kinh doanh trái phép”. Việt cũng bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên tuyên phạt 12 tháng tù cho hưởng án treo.
Để pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc và thống nhất, làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng hình sự, tránh bỏ sót tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao đang có chiều hướng ngày một phát triển tinh vi hơn. Chúng tôi đề nghị 3 cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương cần xem xét, có văn bản qui phạm pháp luật, hướng dẫn chế tài đủ răn đe đối với hành vi “Kinh doanh tiền ảo trên mạng”.
Theo chúng tôi, trước hết với khoản tiền hưởng lợi 3,7 tỷ đồng do việc mua bán tiền ảo của Nguyễn Việt Cường cần phải truy thu thuế (bởi đã kinh doanh thì phải nộp thuế). Đối với hành vi kinh doanh tiền ảo trên mạng, đề nghị các Cơ quan tố tụng sớm có chế tài xử lý nghiêm.
trích báo CAND
Tình cờ đọc đc
. Ai từng đc CA gọi lên trà đá thì vào chém cho vui
Song đây là tội phạm sử dụng công nghệ cao, nên Cơ quan tố tụng tỉnh Bến Tre còn có những quan điểm khác nhau, có ý kiến cho rằng đã có căn cứ kiến nghị khởi tố, lại có quan điểm vì đây là hành vi lợi dụng công nghệ cao, lĩnh vực mới mẻ cần báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Cơ quan tố tụng Trung ương. Sự việc như sau:
Quá trình mở rộng điều tra vụ án Lương Tất Việt cùng đồng phạm kinh doanh trái phép, xảy ra vào tháng 5/2013, tại Thành phố Thái Nguyên trong vụ án còn có liên quan đến một đối tượng ở tỉnh Bến Tre. Nên Công an tỉnh Thái Nguyên quyết định ủy thác điều tra đến Công an tỉnh Bến Tre.
Qua điều tra đã phát hiện dấu hiệu "rửa tiền" và "kinh doanh trái phép" liên quan đến việc mua bán tiền ảo trên internet của Nguyễn Việt Cường, (31 tuổi), trú tại phường Phú Khương, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Năm 2007, Cường lên mạng tìm hiểu cách thức kiếm tiền ảo. Ban đầu, Cường chỉ làm thuê qua internet dưới hình thức gõ văn bản hoặc điền thông tin khảo sát thị trường, được trả bằng tiền ảo qua một tài khoản mà Cường mở trên trang web LR. Có tiền ảo, Cường tham gia các trang đầu tư sinh lãi, tiền lãi cũng được trả bằng tiền ảo.
Để đổi số tiền ảo sang Việt Nam đồng (VNĐ), Cường phải bán lại tiền ảo cho nhóm "Exchange" (nhóm trao đổi tiền) trên mạng. Cường nhận thấy nhóm "Exchange" ăn lãi của Cường quá nhiều nên Cường muốn trở thành "Exchanger" (người đổi tiền) để kiếm lãi từ việc đổi tiền ảo cho những người khác.
Theo qui ước với nhau, người nào muốn giao dịch với Cường phải có cùng tài khoản trên trang web tiền ảo và tài khoản VNĐ cùng trong hệ thống ngân hàng mà Cường đã mở. Muốn bán tiền ảo thì chuyển tiền ảo vào tài khoản tiền ảo của Cường trước, sau đó Cường sẽ chuyển trả tiền VND thông qua tài khoản tại ngân hàng.
Cường có 6 tài khoản mở tại nhiều ngân hàng khác nhau để sử dụng vào việc mua bán tiền ảo. Theo đó, Cường đã mua bán tiền ảo với hơn 2.700 tài khoản của 2.100 cá nhân ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, với tổng số tiền là hơn 163 tỷ đồng, hưởng lợi từ việc mua bán tiền ảo được hơn 3,7 tỷ đồng.
Để ngụy trang hành vi kinh doanh trái phép, Cường đăng ký hộ kinh doanh lấy tên "Studio áo cưới T.Sen", với nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó có kinh doanh "nạp tiền điện tử", Cường kê khai gian dối với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, nghề "nạp tiền điện tử" là nạp tiền qua điện thoại cho các thuê bao điện thoại di động… nhưng thực chất nhập nhèm ngành nghề này để mua bán tiền ảo.
Sau này, Cường mượn pháp nhân của một doanh nghiệp HTE có chức năng kinh doanh "Bán buôn tiền điện tử" để hoạt động. Song việc doanh nghiệp HTE có thêm ngành nghề kinh doanh này là do sơ xuất trong quá trình xử lý hồ sơ, khi phát hiện ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre đã loại bỏ ngành nghề kinh doanh “Buôn bán tiền điện tử” của doanh nghiệp HTE.
Như vậy, hành vi của Nguyễn Việt Cường có dấu hiệu của tội "Kinh doanh trái phép" và tội “Trốn thuế”. Bởi lẽ Nhà nước không công nhận tiền ảo lưu hành bất cứ dưới hình thức nào.
Còn khoản tiền thu lợi hơn 3,7 tỷ đổng do Cường kinh doanh mua bán tiền ảo mà có cần phải điều chỉnh theo Luật Thuế. Đáng chú ý trước đó có một số vụ án với hành vi tương tự cũng đã xảy ra tại TP Hải Phòng và tỉnh Thái Nguyên đều bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an khởi tố vụ án và bị can đối với Vũ Văn Lăng về tội “Kinh doanh trái phép”, Tòa án đã xử phạt Lăng 15 tháng tù cho hưởng án treo; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thái Nguyên cũng đã khởi tố bị can Lương Tất Việt về tội “Kinh doanh trái phép”. Việt cũng bị Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên tuyên phạt 12 tháng tù cho hưởng án treo.
Để pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc và thống nhất, làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng hình sự, tránh bỏ sót tội phạm, nhất là tội phạm công nghệ cao đang có chiều hướng ngày một phát triển tinh vi hơn. Chúng tôi đề nghị 3 cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương cần xem xét, có văn bản qui phạm pháp luật, hướng dẫn chế tài đủ răn đe đối với hành vi “Kinh doanh tiền ảo trên mạng”.
Theo chúng tôi, trước hết với khoản tiền hưởng lợi 3,7 tỷ đồng do việc mua bán tiền ảo của Nguyễn Việt Cường cần phải truy thu thuế (bởi đã kinh doanh thì phải nộp thuế). Đối với hành vi kinh doanh tiền ảo trên mạng, đề nghị các Cơ quan tố tụng sớm có chế tài xử lý nghiêm.
trích báo CAND
Tình cờ đọc đc