Một số ví sàn Binance đã nhận được hơn 2 triệu USD tiền mã hóa các loại, sau đó chúng được chuyển đến các tổ chức Bắc Triều Tiên, OFAC cáo buộc.
Vào tối ngày 23/05, giới chức Hoa Kỳ đã ra lệnh trừng phạt các ví crypto được cho là có quan hệ với chính phủ Bắc Triều Tiên, như tuyên bố từ Văn phòng Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ.
OFAC chỉ ra các ví bị liệt vào blacklist có chứa Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), USDT và USDC thuộc sở hữu của một cá nhân tên là Sang Man Kim, một công dân Triều Tiên 58 tuổi. Tất cả địa chỉ này đều là ví sàn Binance.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa Binance chủ động kiểm soát các ví này. Có vẻ như chúng là các ví được người dùng tự tạo trên sàn giao dịch. Tra cứu on-chain cũng không cho thấy bất cứ giao dịch nào được thực hiện trong năm qua.
Thông cáo báo chí của OFAC viết:
"Chính phủ Triều Tiên đã tiến hành các hoạt động mạng độc hại và lừa đảo để rửa tiền bao gồm việc sử dụng tiền ảo, nhằm tài trợ việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp và tên lửa đạn đạo."
Binance đã trải qua nhiều cuộc điều tra vì được cho là tạo điều kiện cho kẻ xấu lách lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Trưởng phòng Tuân thủ Tội phạm Tài chính Binance - Tigran Gambaryan đã khẳng định với CoinDesk vào tháng 4 rằng sàn đã thanh lọc nghiêm ngặt các tác nhân liên quan đến Triều Tiên khỏi nền tảng của mình.
Nói riêng về tin tặc Triều Tiên, đây là các tổ chức bị cáo buộc đứng sau nhiều cuộc tấn công nghiêm trọng trong lĩnh vực tiền mã hóa, chẳng hạn như vụ hack Horizon của Harmony và vụ cầu nối Ronin của Axie Infinity. Bộ Tài chính Mỹ cũng từng kết luận Triều Tiên là một trong những tổ chức được hưởng lợi đáng kể từ công nghệ blockchain, với hơn 1 tỷ USD thu được từ các cuộc tấn công trong năm 2022. Hơn nữa, tội phạm mạng và lừa đảo ngày càng lợi dụng DeFi để chuyển và rửa tiền bất hợp pháp.
Vào tối ngày 23/05, giới chức Hoa Kỳ đã ra lệnh trừng phạt các ví crypto được cho là có quan hệ với chính phủ Bắc Triều Tiên, như tuyên bố từ Văn phòng Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoại quốc (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ.
OFAC chỉ ra các ví bị liệt vào blacklist có chứa Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), USDT và USDC thuộc sở hữu của một cá nhân tên là Sang Man Kim, một công dân Triều Tiên 58 tuổi. Tất cả địa chỉ này đều là ví sàn Binance.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa Binance chủ động kiểm soát các ví này. Có vẻ như chúng là các ví được người dùng tự tạo trên sàn giao dịch. Tra cứu on-chain cũng không cho thấy bất cứ giao dịch nào được thực hiện trong năm qua.
Thông cáo báo chí của OFAC viết:
"Chính phủ Triều Tiên đã tiến hành các hoạt động mạng độc hại và lừa đảo để rửa tiền bao gồm việc sử dụng tiền ảo, nhằm tài trợ việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp và tên lửa đạn đạo."
Binance đã trải qua nhiều cuộc điều tra vì được cho là tạo điều kiện cho kẻ xấu lách lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Trưởng phòng Tuân thủ Tội phạm Tài chính Binance - Tigran Gambaryan đã khẳng định với CoinDesk vào tháng 4 rằng sàn đã thanh lọc nghiêm ngặt các tác nhân liên quan đến Triều Tiên khỏi nền tảng của mình.
Nói riêng về tin tặc Triều Tiên, đây là các tổ chức bị cáo buộc đứng sau nhiều cuộc tấn công nghiêm trọng trong lĩnh vực tiền mã hóa, chẳng hạn như vụ hack Horizon của Harmony và vụ cầu nối Ronin của Axie Infinity. Bộ Tài chính Mỹ cũng từng kết luận Triều Tiên là một trong những tổ chức được hưởng lợi đáng kể từ công nghệ blockchain, với hơn 1 tỷ USD thu được từ các cuộc tấn công trong năm 2022. Hơn nữa, tội phạm mạng và lừa đảo ngày càng lợi dụng DeFi để chuyển và rửa tiền bất hợp pháp.