Sau sự kiện airdrop token, số lượng người dùng và khối lượng giao dịch trên sàn NFT Blur tiếp tục dâng trào với kỳ vọng dự án sẽ tiếp tục airdrop thêm.
Theo dữ liệu từ DappRadar, khối lượng giao dịch NFT trên nền tảng marketplace Blur (BLUR) trong 24h gần nhất đã vượt mốc 100 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sàn NFT này làm được như vậy kể từ khi ra mắt vào tháng 10/2022. Vào ngày 18/02, Blur cũng cán mốc khối lượng giao dịch 90 triệu USD trong vòng 1 ngày.
Blur qua đó đã trở thành NFT marketplace đầu tiên kể từ tận tháng 04/2022 ghi nhận volume giao dịch 24h trên mức 100 triệu USD. Tổng lại 1 tuần qua, khối lượng giao dịch của Blur là gần 400 triệu USD.
Đáng chú ý, khối lượng giao dịch hiện tại của Blur đang cao hơn đến gấp 5 lần OpenSea, NFT marketplace đã thống trị mảng NFT kể từ tận năm 2021 đến nay.
Nguyên nhân cho sự vượt trội trên là việc nhà đầu tư NFT vẫn đang đổ xô giao dịch trên Blur với hy vọng sẽ được tính đủ điều kiện nhận airdrop token BLUR trong tương lai. Đợt airdrop BLUR diễn ra vào tuần trước đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng tiền mã hóa, làm sự chú ý vào mảng NFT sôi sục trở lại.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều bình luận cho rằng hoạt động trên Blur thực chất chỉ là các giao dịch wash trading để thổi phồng khối lượng giao dịch một cách nhân tạo hòng nhận airdrop. Điều này phản ánh phần nào qua việc tuy sở hữu khối lượng giao dịch 24h cao gấp 5 lần OpenSea, song số lượng người dùng Blur chỉ bằng có một nửa.
Mặc dù vậy, nhà nghiên cứu Hildobby sau khi phân tích dữ liệu giao dịch và điều kiện nhận thưởng của đợt airdrop trước đã đi đến kết luận tỷ lệ wash trading trên Blur chỉ là 11%, thấp hơn mức trung bình 40% của những NFT marketplace khác.
Song, vì Blur vẫn chưa công bố điều kiện để nhận các đợt airdrop trong tương lai, vẫn có khả năng sự dâng trào volume giao dịch trong thời gian qua có động lực đến từ những người muốn farm airdrop. Theo tokenomics, Blur tuyên bố sẽ dành ra đến 51% trong tổng cung 3 tỷ BLUR để phân bổ trong cộng đồng trong 4-5 năm tới. 12% tổng cung, tương đương 360 triệu BLUR, đã được airdrop hồi tuần trước.
Giá token BLUR, sau khi bị xả mạnh từ 5 USD về còn 0,5 USD ở thời điểm mới airdrop và niêm yết sàn, thì giờ đã từng bước phục hồi và ổn định quanh vùng 1.1 USD – 1.3 USD. Token BLUR trong 24 giờ gần nhất ghi nhận hơn 600 triệu USD khối lượng giao dịch, trong khi vốn hóa thị trường đang ở mức hơn 480 triệu USD.
Phần đông tâm lý của cộng đồng đầu tư NFT hiện tại đang là lạc quan về triển vọng của Blur, cho rằng nó có thể thách thức vị thế của OpenSea, nhất là khi marketplace NFT này mới đây đã “chịu thua” trước áp lực từ Blur và thông báo miễn phí giao dịch trong một thời gian ngắn, cũng như cho phép nhà sáng tạo NFT được tùy chỉnh phí bản quyền và bỏ chặn các sàn NFT khác không tôn trọng phí bản quyền. Những thay đổi này đã giúp cả số lượng người dùng và khối lượng giao dịch trên OpenSea tăng vọt trở lại trong 24 giờ qua.
Một số nhận định cho rằng OpenSea hiện đã mất phương hướng khi từ bỏ lập trường bảo vệ nhà sáng tạo NFT và giờ đang làm mọi cách để chạy đua volume và người dùng với đối thủ, trong khi lại không có một công cụ hấp dẫn để tạo hứng thu như là phát hành token riêng.
Một dự án sàn giao dịch NFT khác là Sudoswap mới đây đã thông qua đề xuất cho phép giao dịch token SUDO và đã được niêm yết trên các sàn như Huobi, Gate.io, Poloniex, BingX,… Token SUDO trước đó đã được airdrop vào cuối tháng 1, song không gây được tiếng vang như BLUR vì không cho giao dịch liền.
Giá SUDO đang được giao dịch ở mức 3,3 USD, giảm nhẹ so với đỉnh 4,2 USD sau khi niêm yết sàn.
Theo dữ liệu từ DappRadar, khối lượng giao dịch NFT trên nền tảng marketplace Blur (BLUR) trong 24h gần nhất đã vượt mốc 100 triệu USD. Đây là lần đầu tiên sàn NFT này làm được như vậy kể từ khi ra mắt vào tháng 10/2022. Vào ngày 18/02, Blur cũng cán mốc khối lượng giao dịch 90 triệu USD trong vòng 1 ngày.
Blur qua đó đã trở thành NFT marketplace đầu tiên kể từ tận tháng 04/2022 ghi nhận volume giao dịch 24h trên mức 100 triệu USD. Tổng lại 1 tuần qua, khối lượng giao dịch của Blur là gần 400 triệu USD.
Đáng chú ý, khối lượng giao dịch hiện tại của Blur đang cao hơn đến gấp 5 lần OpenSea, NFT marketplace đã thống trị mảng NFT kể từ tận năm 2021 đến nay.
Nguyên nhân cho sự vượt trội trên là việc nhà đầu tư NFT vẫn đang đổ xô giao dịch trên Blur với hy vọng sẽ được tính đủ điều kiện nhận airdrop token BLUR trong tương lai. Đợt airdrop BLUR diễn ra vào tuần trước đã gây tiếng vang lớn trong cộng đồng tiền mã hóa, làm sự chú ý vào mảng NFT sôi sục trở lại.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều bình luận cho rằng hoạt động trên Blur thực chất chỉ là các giao dịch wash trading để thổi phồng khối lượng giao dịch một cách nhân tạo hòng nhận airdrop. Điều này phản ánh phần nào qua việc tuy sở hữu khối lượng giao dịch 24h cao gấp 5 lần OpenSea, song số lượng người dùng Blur chỉ bằng có một nửa.
Mặc dù vậy, nhà nghiên cứu Hildobby sau khi phân tích dữ liệu giao dịch và điều kiện nhận thưởng của đợt airdrop trước đã đi đến kết luận tỷ lệ wash trading trên Blur chỉ là 11%, thấp hơn mức trung bình 40% của những NFT marketplace khác.
Song, vì Blur vẫn chưa công bố điều kiện để nhận các đợt airdrop trong tương lai, vẫn có khả năng sự dâng trào volume giao dịch trong thời gian qua có động lực đến từ những người muốn farm airdrop. Theo tokenomics, Blur tuyên bố sẽ dành ra đến 51% trong tổng cung 3 tỷ BLUR để phân bổ trong cộng đồng trong 4-5 năm tới. 12% tổng cung, tương đương 360 triệu BLUR, đã được airdrop hồi tuần trước.
Giá token BLUR, sau khi bị xả mạnh từ 5 USD về còn 0,5 USD ở thời điểm mới airdrop và niêm yết sàn, thì giờ đã từng bước phục hồi và ổn định quanh vùng 1.1 USD – 1.3 USD. Token BLUR trong 24 giờ gần nhất ghi nhận hơn 600 triệu USD khối lượng giao dịch, trong khi vốn hóa thị trường đang ở mức hơn 480 triệu USD.
Phần đông tâm lý của cộng đồng đầu tư NFT hiện tại đang là lạc quan về triển vọng của Blur, cho rằng nó có thể thách thức vị thế của OpenSea, nhất là khi marketplace NFT này mới đây đã “chịu thua” trước áp lực từ Blur và thông báo miễn phí giao dịch trong một thời gian ngắn, cũng như cho phép nhà sáng tạo NFT được tùy chỉnh phí bản quyền và bỏ chặn các sàn NFT khác không tôn trọng phí bản quyền. Những thay đổi này đã giúp cả số lượng người dùng và khối lượng giao dịch trên OpenSea tăng vọt trở lại trong 24 giờ qua.
Một số nhận định cho rằng OpenSea hiện đã mất phương hướng khi từ bỏ lập trường bảo vệ nhà sáng tạo NFT và giờ đang làm mọi cách để chạy đua volume và người dùng với đối thủ, trong khi lại không có một công cụ hấp dẫn để tạo hứng thu như là phát hành token riêng.
Một dự án sàn giao dịch NFT khác là Sudoswap mới đây đã thông qua đề xuất cho phép giao dịch token SUDO và đã được niêm yết trên các sàn như Huobi, Gate.io, Poloniex, BingX,… Token SUDO trước đó đã được airdrop vào cuối tháng 1, song không gây được tiếng vang như BLUR vì không cho giao dịch liền.
Giá SUDO đang được giao dịch ở mức 3,3 USD, giảm nhẹ so với đỉnh 4,2 USD sau khi niêm yết sàn.