Đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới Bitcoin tăng lên mức cao mới của năm 2023 nhờ tin tức vĩ mô đến từ Fed.
Chiều tối ngày 17/03, Bitcoin (BTC) ghi nhận mức tăng hơn 8,3% lên 26.970 USD, vượt qua mốc đỉnh 26.368 USD của ngày 14/03 để thiết lập kỷ lục giá trị mới trong năm 2023.
Đây là ngưỡng giá trị cao nhất của Bitcoin kể từ giữa tháng 06/2022, thời điểm thị trường suy sụp vì quỹ Three Arrows Capital gặp khó khăn thanh khoản rồi phá sản.
Bitcoin trong 7 ngày gần nhất đã có đà tăng trưởng ngoạn mục lên đến hơn 37%, từ đáy 19.549 USD ngày 10/03 lên 26.970 USD của ngày 17/03.
BTC thời điểm này cách đây 1 tuần còn đang liên tiếp “dính đòn” từ loạt tin xấu ập vào thị trường tại thời điểm đó, từ các thông tin về lãi suất từ Chủ tịch Fed, sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ có liên hệ đến ngành crypto, tin Mỹ áp thuế điện đào coin 30%, Voyager bán tài sản,… và đặc biệt là USDC depeg vì vụ ngân hàng Silicon Valley Bank bị bank run và không thể tiếp tục hoạt động.
Song, sau khi Fed và Bộ Tài chính Mỹ quyết định can thiệp và giải cứu ngân hàng, Bitcoin đã liên tục có những ngày tăng bật mạnh.
Mới đây nhất, dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy ngân hàng trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bơm đến 300 tỷ USD cho giới tài chính chỉ trong ít ngày qua. Số tiền ấy bằng đến một nửa lượng thanh khoản đã bị Fed thu lại trong suốt năm 2022, thời kỳ thắt chặt định lượng và nâng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát – vốn cũng là hậu quả của việc Fed in tiền để giúp nền kinh tế không bị rơi vào khủng hoảng vì dịch COVID giai đoạn 2020-2021, khiến nâng cung tiền từ mức 4 nghìn tỷ lên gần 9 nghìn tỷ USD trong chưa đến 2 năm.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng trước áp lực sụp đổ dây chuyền của giới ngân hàng Mỹ, Fed sẽ buộc phải hoãn quá trình tăng lãi suất hoặc chí ít là giảm tốc độ nâng lãi suất trong lần họp sắp tới vào rạng sáng 23/03 (giờ Việt Nam). Có kịch bản thậm chí còn khẳng định đây đã là dấu chấm hết cho chính sách thắt chặt định lượng của cơ quan này.
Việc có thêm USD được đưa ra thị trường sẽ khiến đô la Mỹ mất giá hơn so với những tài sản khác như vàng hay tiền mã hóa, giúp chúng tăng giá – điều mà đang xảy ra ở hiện tại.
Một tin tức khác cũng giúp BTC đi lên là việc sàn Binance hồi đầu tuần thông báo sẽ chuyển đổi quỹ cứu trợ 1 tỷ BUSD sang BTC, ETH và BNB để tránh rủi ro từ stablecoin, nhất là khi BUSD đã bị Mỹ cảnh cáo. Ngoài ra, đơn vị ủy thác tài sản của Mt. Gox tiếp tục dời thời hạn trả Bitcoin sang tháng 4, khiến áp lực bán BTC trên thị trường nguôi ngoai một phần.
Đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới là Ethereum (ETH) thì đang tăng nhẹ 6% lên 1.760 USD, chưa thể vượt qua đỉnh 1.780 USD của hôm 14/03.
Phần lớn các altcoin big cap khác cũng chỉ đi lên từ 4-7%, cho thấy cú tăng đang chứng kiến trên thị trường hoàn toàn là do BTC dẫn đầu.
Tỷ lệ thanh lý trong 12 giờ gần nhất có 88% là các lệnh short, với tổng giá trị là hơn 108 triệu USD.
Chiều tối ngày 17/03, Bitcoin (BTC) ghi nhận mức tăng hơn 8,3% lên 26.970 USD, vượt qua mốc đỉnh 26.368 USD của ngày 14/03 để thiết lập kỷ lục giá trị mới trong năm 2023.
Đây là ngưỡng giá trị cao nhất của Bitcoin kể từ giữa tháng 06/2022, thời điểm thị trường suy sụp vì quỹ Three Arrows Capital gặp khó khăn thanh khoản rồi phá sản.
Bitcoin trong 7 ngày gần nhất đã có đà tăng trưởng ngoạn mục lên đến hơn 37%, từ đáy 19.549 USD ngày 10/03 lên 26.970 USD của ngày 17/03.
BTC thời điểm này cách đây 1 tuần còn đang liên tiếp “dính đòn” từ loạt tin xấu ập vào thị trường tại thời điểm đó, từ các thông tin về lãi suất từ Chủ tịch Fed, sự sụp đổ của các ngân hàng Mỹ có liên hệ đến ngành crypto, tin Mỹ áp thuế điện đào coin 30%, Voyager bán tài sản,… và đặc biệt là USDC depeg vì vụ ngân hàng Silicon Valley Bank bị bank run và không thể tiếp tục hoạt động.
Song, sau khi Fed và Bộ Tài chính Mỹ quyết định can thiệp và giải cứu ngân hàng, Bitcoin đã liên tục có những ngày tăng bật mạnh.
Mới đây nhất, dữ liệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy ngân hàng trung ương của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bơm đến 300 tỷ USD cho giới tài chính chỉ trong ít ngày qua. Số tiền ấy bằng đến một nửa lượng thanh khoản đã bị Fed thu lại trong suốt năm 2022, thời kỳ thắt chặt định lượng và nâng lãi suất để đối phó với tình trạng lạm phát – vốn cũng là hậu quả của việc Fed in tiền để giúp nền kinh tế không bị rơi vào khủng hoảng vì dịch COVID giai đoạn 2020-2021, khiến nâng cung tiền từ mức 4 nghìn tỷ lên gần 9 nghìn tỷ USD trong chưa đến 2 năm.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng trước áp lực sụp đổ dây chuyền của giới ngân hàng Mỹ, Fed sẽ buộc phải hoãn quá trình tăng lãi suất hoặc chí ít là giảm tốc độ nâng lãi suất trong lần họp sắp tới vào rạng sáng 23/03 (giờ Việt Nam). Có kịch bản thậm chí còn khẳng định đây đã là dấu chấm hết cho chính sách thắt chặt định lượng của cơ quan này.
Việc có thêm USD được đưa ra thị trường sẽ khiến đô la Mỹ mất giá hơn so với những tài sản khác như vàng hay tiền mã hóa, giúp chúng tăng giá – điều mà đang xảy ra ở hiện tại.
Một tin tức khác cũng giúp BTC đi lên là việc sàn Binance hồi đầu tuần thông báo sẽ chuyển đổi quỹ cứu trợ 1 tỷ BUSD sang BTC, ETH và BNB để tránh rủi ro từ stablecoin, nhất là khi BUSD đã bị Mỹ cảnh cáo. Ngoài ra, đơn vị ủy thác tài sản của Mt. Gox tiếp tục dời thời hạn trả Bitcoin sang tháng 4, khiến áp lực bán BTC trên thị trường nguôi ngoai một phần.
Đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới là Ethereum (ETH) thì đang tăng nhẹ 6% lên 1.760 USD, chưa thể vượt qua đỉnh 1.780 USD của hôm 14/03.
Phần lớn các altcoin big cap khác cũng chỉ đi lên từ 4-7%, cho thấy cú tăng đang chứng kiến trên thị trường hoàn toàn là do BTC dẫn đầu.
Tỷ lệ thanh lý trong 12 giờ gần nhất có 88% là các lệnh short, với tổng giá trị là hơn 108 triệu USD.