Journey ATFX - Nhận định thị trường hàng ngày cùng Martin Lam

ATFX - Phân tích thị trường ngày 11/09/2019

Rủi ro của Anh đang được hạ nhiệt vì quốc hội Anh đã ngăn chặn thành công Brexit cứng. Thị trường đang theo dõi tiến triển của cuộc đàm phán Mỹ-Trung. Quan trọng hơn, báo cáo cho rằng lạm phát Mỹ vẫn ở mức vừa phải nhưng thị trường lao động đang được thắt chặt, việc làm tạm thời được tạo ra và mức lương cao hơn thu hút việc làm. Chỉ số Dow Jones đang tăng vào cuối phiên giao dịch hôm qua sau khi có tin tức rằng các doanh nghiệp Mỹ kỳ vọng nền kinh tế tiếp tục phát triển trong quý IV nhờ sự thúc đẩy của môi trường đầu tư. Đồng USD tăng so với đồng yên, vàng giảm. Giá dầu tương lai được điều chỉnh trước khi OPEC và EIA công bố báo cáo thị trường dầu thô hàng tháng. API dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh, giá dầu tương lai được phục hồi.

Hôm nay, cần theo dõi đồng USD và chỉ số Dow tương lai. Chú ý đến dữ liệu PPI hàng tháng trong tháng Tám và doanh số bán sỉ hàng tháng trong tháng Bảy của Mỹ. Báo cáo thị trường dầu thô của OPEC và EIA có thể ảnh hưởng đến chỉ số Dow tương lai và điều chỉnh giá dầu thô.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 15:00 Quy mô tài chính và cung ứng tiền tệ M2 trong tháng Tám của Trung Quốc **
- 17:30 OPEC công bố báo cáo thị trường dầu hàng tháng ***
- 19:30 Mức sử dụng công suất trong quý II của Canada **
- 19:30 PPI hàng tháng trong tháng Tám của Mỹ **
- 21:00 Doanh số bán sỉ trong tháng Bảy của Mỹ **
- 21:30 EIA dự trữ dầu thô thay đổi **
- 23:00 EIA công bố triển vọng năng lượng ngắn hạn hàng tháng **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1060/1.1080
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1015/1.0095

Thị trường đang chờ xem quyết định chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Eurozone vào ngày mai để nới lỏng chính sách và cắt giảm lãi suất. Hôm nay, cần chú trọng đến chỉ số giá sản xuất trong tháng Tám của Mỹ. Thị trường tin rằng một vòng chính sách kích thích tiền tệ mới dự kiến sẽ thúc đẩy đồng euro sau cuộc họp vào ngày mai.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2365/1.2385
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2315/1.2295

Rủi ro từ Brexit cứng dần hạ nhiệt khi quốc hội Anh bỏ phiếu ngăn chặn việc mở lại cuộc bầu cử, nhưng đồng bảng Anh khó được thúc đẩy hơn nữa nếu kỳ hạn vào cuối tháng Mười không được gia hạn. Hôm nay, thị trường quan tâm đến chỉ số giá sản xuất trong tháng Tám của Mỹ và hiệu suất của đồng USD. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1.2365 và 1.2385, mức hỗ trợ là 1.2315 và 1.2295.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6865/0.6885
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6825/0.6800

Chỉ số niềm tin tiêu dùng và tâm lý doanh nghiệp của Úc giảm. Hôm qua, CPI của Trung Quốc tăng đã khiến cặp tiền tệ này mất giá. Chúng tôi hiện đang theo dõi quy mô cung ứng tiền tệ và tài chính xã hội của Trung Quốc để xem đồng nhân dân tệ thực hiện như thế nào. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 0.6865 và 0.6885, mức hỗ trợ là 0.6825 và 0.6800.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.80/108.00
Ngưỡng hỗ trợ: 107.25/107.05

Đồng USD mạnh hơn đồng yên do chỉ số Dow và Nikkei tương lai tăng. Cần chú ý đến xu hướng của chỉ số Dow và Nikkei tương lai sẽ ảnh hưởng đến USDJPY. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 107.80 và 108.00, mức hỗ trợ là 107.25 và 107.05.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3175/1.3190
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3140/1.3125

Các nhà sản xuất dầu sẽ kiểm soát sản lượng cũng như ổn định giá dầu. Đồng CAD được hưởng lợi nhờ dầu thô tăng giá. Hôm nay, OPEC và EIA sẽ công bố báo cáo thị trường dầu hàng tháng trước khi công bố sự điều chỉnh của giá dầu. Mức sử dụng công suất trong quý II của Canada và dữ liệu PPI trong tháng Tám của Mỹ có khả năng hạn chế đồng CAD tăng.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 58.45/58.80
Ngưỡng hỗ trợ: 57.35/57.05

API dự trữ dầu thô giảm mạnh đã hỗ trợ cho giá dầu. Cần theo dõi báo cáo thị trường dầu hàng tháng của OPEC và EIA có thể giúp nâng giá dầu thô tương lai nếu dữ liệu này tăng. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 58.45 và 58.80, mức hỗ trợ là 57.35 và 57.05.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1497/1501
Ngưỡng hỗ trợ: 1483/1479

Dữ liệu doanh số bán sỉ và CPI trong tháng Tám của Mỹ đã gia tăng việc các nhà đầu tư đầu tư vào chứng khoán rủi ro. Giá vàng được điều chỉnh thấp hơn do nhu cầu giảm nhưng có khả năng tăng vào thứ Năm sau khi có dữ liệu lạm phát của Mỹ và cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương châu Âu. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ là 1483 và 1479, mức kháng cự là 1497 và 1501.

Chỉ số Dow Jones Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26970/27060
Ngưỡng hỗ trợ: 26765/26660

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được nới lỏng, tâm lý đầu tư được cải thiện. Quốc hội Anh đã ngăn chặn thành công Brexit cứng và tránh mở lại cuộc bầu cử. Những nhân tố này tác động đến sự tăng trưởng của chỉ số Dow tương lai. Thị trường đang theo chờ xem dữ liệu bán sỉ và CPI trong tháng Tám của Mỹ cũng như những bình luận gần đây nhất từ Trump và Fed.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 12/09/2019

Tổng thống Mỹ và chính quyền của ông đã thông báo hai điều quan trọng vào hôm qua. Điều đầu tiên, Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt lên Iran và thị trường kỳ vọng nguồn cung dầu thô tăng, giá dầu thô tương lai giảm, đồng CAD bị ảnh hưởng gián tiếp. Điều thứ hai, chính phủ Mỹ sẽ trì hoãn việc tăng thuế quan lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong hai tuần. Môi trường đầu tư được cải thiện mạnh mẽ khi chỉ số Dow đóng cửa gần mức cao nhất trong tháng Bảy. Chỉ số Dow tương lai tăng, giá vàng và bạc cũng như đồng yên giảm. Những tin tức trên đã thúc đẩy tiền tệ Trung Quốc, đồng AUD và đồng NZD cũng như thị trường chứng khoán quốc gia.

Hôm nay, ngân hàng trung ương châu Âu quyết định mức lãi suất, chủ tịch của ECB Mario Draghi sẽ tổ chức họp báo và dữ liệu CPI hàng tháng trong tháng Tám của Mỹ có thể khiến thị trường biến động. Đồng euro có thể được thúc đẩy nếu ECB bắt đầu kế hoạch cắt giảm lãi suất và huy động vốn, tâm lý nhà đầu tư sẽ được thúc đẩy từ việc này. Bên cạnh đó, số lượng báo cáo thất nghiệp vào tuần trước và sự phục hồi của CPI trong tháng Tám của Mỹ sẽ gây áp lực lên hiệu suất của đồng USD. Trong lúc đó, dữ liệu CPI tác động đến lạm phát của Mỹ và có thể ảnh hưởng đến những kỳ vọng của thị trường về cuộc họp chính sách sắp tới của Fed vào thứ Năm. Vàng có thể biến động so với đồng euro và các loại tiền tệ khác của châu Âu cũng như dẫn đến sự biến động của chỉ số Dow tương lai và giá dầu thô.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay

Ghi chú: * là mức độ quan trọng
- 13:00 CPI cuối cùng trong tháng Tám của Đức **
- 13:45 CPI hàng tháng trong tháng Tám của Pháp *
- 15:00 EIA công bố báo cáo thị trường dầu hàng tháng **
- 16:00 Sản lượng công nghiệp trong tháng Bảy của Eurozone *
- 18:45 Ngân hàng trung ương châu Âu quyết định lãi suất ***
- 19:30 Chủ tịch của ECB Mario Draghi tổ chức họp báo ***
- 19:30 Báo cáo thất nghiệp vào tuần trước của Mỹ **
- 19:30 CPI trong tháng Tám của Mỹ ***
- Cuộc họp JMMC của OPEC và phi OPEC **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1080/1.1105
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0085/1.0060

Thị trường đang chờ xem cuộc họp của ngân hàng trung ương châu Âu để nới lỏng chính sách và cắt giảm lãi suất. Nếu ECB bắt đầu gói kích thích kinh tế thì đồng euro có thể tăng. Thị trường cũng theo dõi CPI và dữ liệu lạm phát trong tháng Tám của Mỹ. Đồng USD mạnh hơn có thể hạn chế đồng euro tăng nếu dữ liệu trên ổn định hoặc đánh bại kỳ vọng thị trường là 0.1%.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2365/1.2380
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2295/1.2280

Hôm nay không có dữ liệu của Anh nhưng kết quả mức lãi suất của ngân hàng trung ương châu Âu và biến động của đồng euro có thể ảnh hưởng gián tiếp đến đồng bảng Anh. Rủi ro Brexit cứng đang hạ nhiệt khi Anh chờ đợi thỏa thuận tốt hơn trước kỳ hạn ngày 31 tháng Mười. Bên cạnh đó, thị trường đang theo dõi kết quả CPI và dữ liệu lạm phát trong tháng Tám của Mỹ, và hiệu suất của đồng USD.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6885/0.6905
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6845/0.6830

Chính phủ Mỹ đã mở rộng thuế quan lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc; cuộc chiến thương mại được nới lỏng và đồng AUD tăng. Thị trường đang theo dõi dữ liệu lạm phát trong tháng Tám của Mỹ và hiệu suất của đồng USD hôm nay. Nếu kết quả CPI đánh bại kỳ vọng của thị trường thì đồng USD tăng nhưng đồng AUD giảm. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 0.6885 và 0.6905, mức hỗ trợ là 0.6845 và 0.6830.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.15/108.35
Ngưỡng hỗ trợ: 107.75/107.55

Tin tức tốt từ tổng thống Mỹ về việc nới lỏng lệnh trừng phạt Iran và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã giúp chỉ số Dow và Nikkei tương lai tăng, đồng USD mạnh hơn so với đồng yên. Ngoài ra, chỉ số hoạt động kinh tế của Nhật Bản giảm trong hôm nay khi các đơn đặt hàng nhà máy ở Nhật Bản phục hồi khiến đồng yên hạn chế sụt giảm. Chỉ số Dow và Nikkei tương lai tiếp tục tăng trong phiên Á và phiên Âu. Cần chú ý đến hiệu suất của dữ liệu CPI trong tháng Tám ở Mỹ, chỉ số Dow và Nikkei tương lai có thể giảm và ảnh hưởng đến USDJPY.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3200/1.3225
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3160/1.3140

Sau khi OPEC và EIA công bố báo cáo thị trường dầu hàng tháng, tổng thống Trump cho biết Mỹ đang nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Iran, giá dầu và nguồn cung dầu có thể được thúc đẩy. Mức sử dụng công suất trong quý II của Canada và giá sản xuất trong tháng Tám của Mỹ giảm đã hạn chế đồng CAD sụt giảm, điều này báo hiệu rằng kết quả CPI của Mỹ và tin tức về việc nới lỏng có thể giúp giá dầu thô tương lai tăng.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.05/57.60
Ngưỡng hỗ trợ: 55.90/55.60

API và EIA dự trữ dầu thô Mỹ và triển vọng tích cực của báo cáo thị trường dầu thô hàng tháng của OPEC và EIA đã hỗ trợ giá dầu thô. Giá dầu thô đã phục hồi mạnh sau khi Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Iran, nguồn cung ứng được thúc đẩy. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 57.05 và 57.60, mức hỗ trợ là 55.90 và 55.60.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1500/1502
Ngưỡng hỗ trợ: 1487/1485

Thị trường đang theo dõi dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Mỹ vào ngày mai khi giá vàng củng cố những mức thấp trước khi ECB quyết định mức lãi suất. Hôm nay, ngân hàng trung ương châu Âu sẽ quyết định mức lãi suất, sức mạnh của chính sách nới lỏng tiền tệ và kết quả CPI của Mỹ được chú trọng. Nếu ngân hàng trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất hơn 0.2% và CPI giảm hơn mức dự kiến, thì vàng có khả năng biến động.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27360/27520
Ngưỡng hỗ trợ: 27075/26860

Cuộc chiến thương mại được nới lỏng, tâm lý đầu tư được cải thiện, quốc hội Anh ngăn chặn thành công Brexit cứng và mở lại cuộc bầu cử, và Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt lên Iran. Những nhân tố này tác động đến sự tăng trưởng của chỉ số Dow tương lai. Thị trường đang chờ đợi CPI và doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Mỹ cũng như những bình luận từ Trump và Fed. Hôm nay, cần chú ý đến hiệu suất của dữ liệu CPI Mỹ; chỉ số Dow tương lai sẽ hạn chế tăng.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analysis of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 13/09/2019

Chính phủ Mỹ đã hoãn việc áp thêm thuế quan lên 250 tỷ hàng hóa Trung Quốc trong hai tuần. Tổng thống Trump hứng thú với việc mở rộng thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc hơn nữa trước cuộc đàm phán cấp cao giữa hai nước này vào tháng Mười. Tâm lý đầu tư tiếp tục cải thiện, chỉ số Dow tương lai đóng cửa ở mức cao, quỹ vốn chảy từ vàng, bạc và đồng yên đều giảm. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung được hạ nhiệt đã giúp đồng AUD và đồng NZD tăng.

Hôm qua, tin tức về quyết định mức lãi suất của ngân hàng trung ương châu Âu đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Số lượng báo cáo thất nghiệp và CPI trong tháng Tám của Mỹ chỉ đúng như dự kiến của thị trường. Kết quả này vẫn thấp hơn kết quả của kỳ trước, hiệu suất của đồng USD bị ảnh hưởng. Thị trường chứng khoán toàn cầu tăng, giá vàng phục hồi.

Hôm nay, cán cân thương mại trong tháng Bảy của Eurozone sẽ được công bố trong phiên Âu. Trong phiên Mỹ, thị trường sẽ chú trọng vào doanh số bán lẻ trong tháng Tám và chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng Chín của Michigan. Cán cân thương mại của Eurozone dự kiến thấp hơn kết quả kỳ trước, đồng euro hạn chế tăng. Đồng USD có khả năng suy yếu cho đến khi dữ liệu của Mỹ được công bố.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 16:00 Cán cân thương mại trong tháng Bảy của Eurozone **
- 19:30 Doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Mỹ ***
- 21:00 Chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng Chín của Michigan
- 22:00 Chủ tịch ECB Draghi tham dự cuộc họp của nhóm châu Âu

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1080/1.1110
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1040/1.1025

Sau cuộc họp của ECB, ngân hàng trung ương đã đưa ra chính sách nới lỏng và mức cắt giảm lãi suất đúng như kỳ vọng của thị trường. Thị trường tin rằng mức cắt giảm lãi suất quá thấp; kế hoạch cho QE không có hiệu lực kịp thời, sự phục hồi của nền kinh tế được mở rộng. Đồng euro phục hồi sau khi dữ liệu lạm phát trong tháng Tám của Mỹ chỉ 0.1% như thị trường kỳ vọng. Đồng USD suy yếu và đồng euro biến động trong hôm nay vì doanh số bán lẻ yếu kém của Mỹ có thể là cơ hội để Fed cắt giảm vào tuần sau. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan và doanh số bán lẻ của Mỹ sẽ tác động đến hiệu suất của đồng USD và đồng euro.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2365/1.2380
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2295/1.2280

Hôm nay không có dữ liệu của Anh. Cán cân thương mại của Eurozone, doanh số bán lẻ của Mỹ và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến đồng bảng Anh. Anh đang chờ xem liệu sẽ có một thỏa thuận tốt hơn cho Brexit trước kỳ hạn vào ngày 31 tháng Mười hay không. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1.2365 và 1.2380, mức hỗ trợ là 1.2295 và 1.2280.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6885/0.6905
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6845/0.6830

Chính phủ Mỹ đã mở rộng thuế quan lên 250 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Đồng AUD được thúc đẩy khi có tin tức về việc Trump đang xem xét những lựa chọn khác vì hy vọng cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc vào tháng Mười sẽ có tiến triển. Thị trường đang theo dõi dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Mỹ và hiệu suất của đồng USD trong hôm nay. Nếu dữ liệu của Mỹ đúng như thị trường kỳ vọng hoặc tốt hơn thì đồng USD sẽ tăng nhưng đồng AUD giảm. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ là 0.6845 và 0.6830, mức kháng cự là 0.6885 và 0.6905.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.55/108.70
Ngưỡng hỗ trợ: 108.05/107.85

Thông tin về việc Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Iran và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng được nới lỏng đã giúp chỉ số Dow và Nikkei tương lai tăng cao hơn. Nếu dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Mỹ trong hôm nay yếu hơn so với kết quả kỳ trước thì chỉ số Dow và Nikkei tương lai có thể giảm và USDJPY cũng bị ảnh hưởng theo.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3225/1.3245
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3170/1.3150

Giá nhà ở mới của Canada và dầu thô tương lai giảm gây áp lực lên đồng CAD. Doanh số bán lẻ của Mỹ dự kiến yếu kém vì thương chiến Mỹ-Trung hạ nhiệt và dầu thô tương lai có khả năng tăng, điều này giúp đồng CAD được hưởng lợi. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1.3225 và 1.3245, mức hỗ trợ là 1.3170 và 1.3150.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 55.70/56.15
Ngưỡng hỗ trợ: 54.30/53.95

Giá dầu thô giảm sau khi Tổng thống Mỹ cho biết đang nới lỏng lệnh trừng phạt lên Iran cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang hạ nhiệt có thể thúc đẩy nguồn cung và giá dầu. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ tham khảo là 54.30 và 53.95, mức kháng cự là 55.70 và 56.15.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1506/1509
Ngưỡng hỗ trợ: 1493/1490

Hôm qua, giá vàng phục hồi sau khi có kết quả dữ liệu CPI trong tháng Tám của Mỹ và ECB quyết định mức cắt giảm lãi suất. Dữ liệu doanh số lẻ của Mỹ có thể ảnh hưởng đến chỉ số Dow tương lai. Mức hỗ trợ tham khảo là 1493 và 1490, mức kháng cự là 1506 và 1509.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27360/27520
Ngưỡng hỗ trợ: 27075/26860

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được cải thiện, tâm lý đầu tư được thúc đẩy, quốc hội Anh ngăn chặn thành công Brexit và tránh việc mở lại cuộc bầu cử, Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt lên Iran, chỉ số Dow tương lai tiếp tục tăng. Thị trường đang theo dõi dữ liệu doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Mỹ trong hôm nay, những bình luận từ Trump và từ Fed để nâng tâm lý đầu tư, sau đó sẽ theo dõi chính sách tiền tệ của Fed vào tuần sau.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 16/09/2019

Vào ngày thứ Năm, bốn ngân hàng trung ương chính gồm Fed, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ và Ngân hàng Anh sẽ công bố mức lãi suất. Chỉ số USD index giảm khi thị trường chú trọng vào Fed. Đồng USD vẫn được dự kiến giảm thấp hơn trước khi có công bố của Fed. Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Anh có xu hướng thiết lập chính sách tiền tệ QE và kỳ vọng đồng yên tăng trong khi đồng USD giảm. Đồng bảng Anh và đồng euro có rủi ro giảm.

Vàng và bạc dự kiến tăng giá vì các ngân hàng trung ương chính có thể cắt giảm lãi suất. Chỉ số Dow tương lai và chứng khoán toàn cầu có thể tăng nhờ mức cắt giảm thấp. Bên cạnh đó, một cuộc tấn công lên hệ thống cung cấp dầu ở Ả Rập Saudi đã ảnh hưởng đến nguồn cung ứng dầu toàn cầu, gía dầu tương lai tăng. Tổng thống Mỹ cho biết ông sẽ cung cấp chiến lược dầu thô. Giá dầu giảm sau khi những nhà cung cấp dầu ở Saudi cho biết nguồn cung dầu sẽ hoạt động trở lại trong một tuần. Nếu giá dầu thô tương lai tiếp tục tăng thì chỉ số Dow sẽ tăng.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- Sàn giao dịch chứng khoán Nhật Bản đóng cửa
- 05:45 Chỉ số ngành dịch vụ trong tháng Tám của New Zealand *
- 15:00 CPI trong tháng Tám của Ý **
- 18:15 Nhà kinh tế trưởng của ECB phát biểu **
- 19:30 Chỉ số sản xuất trong tháng Chín của Fed New York ***
- 20:00 Doanh số nhà ở hiện tại trong tháng Tám của Canada **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1080/1.1110
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1040/1.1025

Sau cuộc họp của ngân hàng trung ương châu Âu, thị trường cho rằng mức cắt giảm lãi suất đó là quá thấp, kế hoạch QE không đạt hiệu quả, và thời gian phục hồi kinh tế đã quay trở lại. Thị trường kỳ vọng chỉ số sản xuất trong tháng Chín của Fed New York sẽ tốt hơn dự kiến và sản lượng công nghiệp của Mỹ sẽ tăng vào ngày mai. Hiệu suất của đồng USD mạnh, đồng euro bị ảnh hưởng và có khả năng giảm.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2505/1.2525
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2420/1.2385

Thủ tướng Anh đã tuyên bố rõ ràng rằng một thỏa thuận tốt hơn cho việc Anh rời khỏi EU có thể được đưa ra trước kỳ hạn ngày 31 tháng Mười với vấn đề chính là biên giới Bắc Ireland. Đồng bảng Anh có thể được thúc đẩy hơn nữa nếu vấn đề này được thỏa hiệp. Tuần này, thị trường tập trung vào cuộc họp lãi suất của Fed và Ngân hàng Anh (BoE). Đồng bảng Anh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi thị trường lo ngại rằng BoE sẽ cắt giảm lãi suất như ECB và Fed. Cần chú ý đến cuộc họp của BoE.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6885/0.6905
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6845/0.6830

Đồng AUD và đồng NZD đã giảm vì sự tăng trưởng trong doanh số bán lẻ của Mỹ và niềm tin tiêu dùng của Michigan vào tuần trước cũng như sự sụt giảm trong chỉ số ngành dịch vụ của New Zealand trong hôm nay. Thị trường sẽ theo dõi dữ liệu của Mỹ trong hôm nay và ngày mai; đồng USD mạnh hơn dự kiến. Cần theo dõi dữ liệu kinh tế của Trung Quốc vì nếu hiệu suất của dữ liệu tăng trưởng mạnh thì đồng AUD gián tiếp được hưởng lợi.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.05/108.25
Ngưỡng hỗ trợ: 107.50/107.25

Chỉ số Dow và Nikkei tương lai giảm ở đầu phiên Á. Những kỳ vọng về dữ liệu của Mỹ trong hôm nay và ngày mai gia tăng, chỉ số Dow hạn chế giảm. Nếu dữ liệu của Mỹ giảm và kết quả có thể thấp hơn kỳ trước thì chỉ số Dow và Nikkei tương lai có thể giảm và tỷ giá USDJPY bị ảnh hưởng tiêu cực. Hiệu suất dữ liệu kinh tế của Trung Quốc trong hôm nay cũng đáng được chú ý. Thị trường chứng khoán châu Á đặc biệt là chỉ số Nikkei tương lai có thể bị ảnh hưởng; xu hướng của USDJPY cũng bị ảnh hưởng gián tiếp.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3245/1.3280
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3200/1.3175

Đồng CAD gián tiếp được hưởng lợi khi giá dầu thô tương lai tăng. Hôm nay cần chú ý đến giá nhà ở hiện tại của Canada dự kiến giảm trong khi dữ liệu Mỹ có khả năng tăng, đồng CAD có thể giảm. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1.3245 và 1.3280, mức hỗ trợ là 1.3200 và 1.3175.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 60.70/62.65
Ngưỡng hỗ trợ: 58.70/57.05

Nguồn cung dầu thô đã giảm mạnh vì cuộc tấn công lên hệ thống cung cấp dầu ở Saudi, giá dầu thô tương lai được thúc đẩy. Dầu thô tương lai ổn định sau khi Tổng thống Trump đưa ra chiến lược dầu và Ả Rập sẽ cung cấp dầu trở lại trong vòng một tuần. Giá dầu sẽ yếu nếu nguồn cung ứng ổn định và Mỹ tiếp tục nới lỏng lệnh trừng phạt lên Iran để thúc đẩy nguồn cung ứng. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ tham khảo là 58.70 và 57.05, mức kháng cự là 60.70 và 62.65.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1526/1530
Ngưỡng hỗ trợ: 1502/1496

Fed và các ngân hàng trung ương khác sẽ đưa ra mức lãi suất vào ngày thứ Năm tới đây, vàng tạm thời được thúc đẩy. Nếu chỉ số Dow tương lai tăng trước khi cuộc họp diễn ra thì giá vàng sẽ tăng, và ngược lại. Vàng hạn chế tăng giá nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ mạnh.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27205/27305
Ngưỡng hỗ trợ: 26870/26745

Tuần trước, xu hướng của chỉ số Dow tương lai có cơ hội đảo ngược. Thị trường đang theo dõi hiệu suất của dữ liệu Mỹ. Nếu kết quả tốt như kỳ vọng của thị trường thì chỉ số Dow tương lai sẽ tăng. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 27205 và 27305, mức hỗ trợ là 26870 và 26745.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 17/09/2019

Hôm nay, đồng AUD giảm khi ngân hàng dự trữ Úc công bố biên bản của cuộc họp chính sách tiền tệ trong tháng Chín. Trong phiên Âu, cần theo dõi chỉ số tâm lý kinh tế ZEW trong tháng Chín của Đức và của Eurozone. Sản lượng sản xuất và công nghiệp trong tháng Tám của Mỹ được kỳ vọng tăng để xem liệu họ có đánh bại kỳ vọng của thị trường hay không. Mỹ sẽ thấy một dòng vốn ròng trong tháng Bảy vào ngày mai.

Vào ngày thứ Năm, bốn ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới gồm Fed, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Anh sẽ công bố mức lãi suất của họ. Thị trường chú trọng hơn vào mức cắt giảm lãi suất của Fed và để xem liệu ngân hàng Nhật Bản có mở rộng việc nới lỏng chính sách tiền tệ để giảm thuế tiêu thụ trong tháng Mười hay không. Chỉ số USD index tăng khi thị trường định giá Fed sẽ cắt giảm 25 điểm lãi suất cơ bản. Đồng USD được hỗ trợ bởi cuộc cắt giảm lãi suất tương lai của Mỹ, đồng euro tăng lên mức 1.10, tiền tệ châu Âu và tiền tệ hàng hóa giảm, giá vàng đang giao dịch dưới mức 1.500 USD.

Một cuộc tấn công vào hệ thống cung ứng dầu ở Saudi đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp dầu thô quan trọng trên toàn cầu. Tối qua, giá dầu tương lai trong tháng Mười tăng 63 USD. Thị trường đang theo dõi dữ liệu API dự trữ dầu thô Mỹ vào ngày mai.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 08:30 Biên bản của RBA ***
- 16:00 Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Eurozone **
- 19:30 Các đơn đặt hàng sản xuất mới của Canada **
- 20:15 Sản lượng công nghiệp trong tháng Tám của Mỹ **
- 21:00 Chỉ số thị trường nhà ở NAHB của Mỹ *
- 01:00 sáng sớm hôm sau, dòng vốn ròng trong tháng Bảy của Mỹ


EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1025/1.1050
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0985/1.0960

Ngân hàng trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất với tỷ lệ thấp, kế hoạch QE không đạt hiệu quả, thời gian phục hồi kinh tế bị trì hoãn. Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW trong tháng Chín của Đức và của Eurozone yếu kém, sản lượng sản xuất và công nghiệp của Mỹ tăng, đồng USD mạnh, đồng euro có khả năng duy trì xu hướng giảm.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2455/1.2475
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2385/1.2355

Thị trường tập trung vào Fed và Ngân hàng Anh (BoE). BoE giữ nguyên mức lãi suất nhưng thất bại trong việc tạo nên tiến triển cho Brexit khi đối mặt với dữ liệu mạnh của Mỹ, điều này gây áp lực lên đồng bảng Anh. Hiện tại, mức hỗ trợ tham khảo là 1.2385 và 1.2355, mức kháng cự là 1.2455 và 1.2475.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6885/0.6905
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6845/0.6830

Thị trường đang chờ xem liệu biên bản của RBA có cung cấp bất kỳ xu hướng chính sách tiền tệ nào hay không. Hôm nay, thị trường kỳ vọng hiệu suất của dữ liệu Mỹ tăng; đồng CAD hạn chế tăng nếu tăng trưởng kinh tế và hiệu suất của đồng USD trở nên mạnh hơn.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.25/108.40
Ngưỡng hỗ trợ: 107.80/107.65

Dữ liệu của Mỹ tăng và những kỳ vọng về cuộc cắt giảm của Fed hạ nhiệt giúp đồng USD tăng. Chỉ số Dow và Nikkei tương lai phục hồi. Nếu hai chỉ số này tăng hơn nữa thì tỷ giá USDJPY gián tiếp được hưởng lợi.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3255/1.3270
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3200/1.3175

Giá dầu thô tương lai tăng cao hơn dự kiến, đồng CAD gián tiếp được hưởng lợi. Nhưng giá nhà ở hiện tại ở Canada giảm sẽ khiến đồng CAD giảm theo. Triển vọng tăng trưởng ở Mỹ và dữ liệu yếu của Canada hôm nay có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đồng CAD. Cần chú ý đến giá dầu tương lai có thể ảnh hưởng đến xu hướng của đồng CAD.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 62.65/63.25
Ngưỡng hỗ trợ: 60.70/58.65

Giá dầu thô tương lai tăng sau khi hệ thống cung cấp dầu ở Saudi bị tấn công, nguồn cung dầu thô chính giảm mạnh 5.2 triệu thùng/ngày. Giá dầu tương lai dự kiến ổn định chậm sau khi Tổng thống Mỹ mở chiến lược dự trữ dầu và nguồn cung dầu ở Ả Rập Saudi sẽ hoạt động trở lại trong một tuần. Dầu hạn chế tăng giá.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1506/1510
Ngưỡng hỗ trợ: 1496/1492

Tuần này, Fed và Ngân hàng Nhật Bản sẽ công bố mức cắt giảm lãi suất có khả năng giúp vàng tăng giá tạm thời. Nếu chỉ số Dow tương lai tăng trước khi cuộc họp diễn ra và dữ liệu kinh tế của Mỹ cho thấy sự tăng trưởng trong hôm nay, thì giá vàng sẽ bị hạn chế. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ là 1496 và 1492, mức kháng cự là 1506 và 1510.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27205/27305
Ngưỡng hỗ trợ: 26870/26745

Chỉ số Dow tương lai có khả năng tăng nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ mạnh. Mức kháng cự chính là 27205 và 27305, mức hỗ trợ là 26870 và 26745.

Theo ông Martin Lam - Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 18/09/2019

CPI trong tháng Tám của Anh và của Eurozone sẽ là mối lo ngại chính trong phiên Âu hôm nay. Trong phiên Mỹ, Canada sẽ công bố CPI trong tháng Tám ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá USDCAD. Quan trọng hơn, bốn ngân hàng trung ương chính gồm Fed, BoJ, BoE và Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ sẽ công bố kết quả lãi suất trong cùng ngày. Thị trường đang chú ý hơn vào quyết định cắt giảm lãi suất của Fed và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại buổi họp báo. BoJ có cơ hội mở rộng chính sách tiền tệ QE để chuẩn bị tăng thuế tiêu dùng trong tháng Mười. BoE có khả năng duy trì chính sách tiền tệ nhưng nội dung của cuộc họp và cuộc bầu chọn của chín thành viên mới là điều quan trọng. Thị trường đang theo dõi dữ liệu của Anh và Eurozone trong hôm nay và kết quả có khả năng phản ánh chính sách của BoE vào ngày mai khi họ xem xét cắt giảm lãi suất hoặc mở rộng QE. Giá vàng tăng vì thị trường kỳ vọng ngân hàng trung ương đặc biệt là Fed sẽ xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ. Đồng USD dự kiến giảm lần đầu tiên trước cuộc họp FOMC. Chỉ số USD index tăng nhờ cuộc họp của Fed.

Cuộc tấn công vào hệ thống cung ứng dầu ở Ả Rập Saudi đã ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô quan trọng trên toàn cầu. Có báo cáo cho rằng hệ thống cung cấp dầu này đã được phục hồi với sản lượng hiện tại là 70% và dự kiến quay lại mức bình thường vào tháng Mười Một. Bên cạnh đó, dầu thô tương lai giảm dưới 59 USD khi API dự trữ dầu thô Mỹ tăng.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 15:30 CPI và giá bán lẻ trong tháng Tám của Anh ***
- 16:00 CPI trong tháng Tám của Eurzone ***
- 19:30 Bắt đầu nhà ở trong tháng Tám của Mỹ **
- 19:30 CPI trong tháng Tám của Canada **
- 21:30 EIA Dự trữ dầu thô Mỹ **
- 01:00 sáng sớm hôm sau, FOMC quyết định lãi suất ***
- 01:30 sáng sớm hôm sau, Chỉ tịch Fed tổ chức họp báo ***

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1080/1.1105
Ngưỡng hỗ trợ: 1.1025/1.1000

Thị trường kỳ vọng CPI trong tháng Tám của Eurozone tăng để giúp đồng euro tăng theo và ước tính Fed sẽ cắt giảm 25 điểm lãi suất cơ bản. Cần chú ý đến biến động của đồng euro khi có quyết định của FOMC.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2520/1.2550
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2455/1.2425

Thị trường kỳ vọng CPI và giá bán lẻ trong tháng Tám của Anh tăng, và Fed có thể cắt giảm lãi suất. Hôm qua, đồng bảng Anh phục hồi. Đồng bảng Anh có thể biến động khi Fed công bố kết quả. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1.2520 và 1.2550, mức hỗ trợ là 1.2455 và 1.2425.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6885/0.6905
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6845/0.6830

Biên bản từ cuộc họp chính sách tiền tệ trong tháng Chín của RBA được công bố một cách ôn hòa nhưng không kích thích tâm lý nhà đầu tư. Đồng AUD sẽ biến động khi có kết quả của Fed. Thông thường, Fed không báo hiệu bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất, đồng USD mạnh nhưng đồng AUD giảm.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.25/108.40
Ngưỡng hỗ trợ: 107.80/107.65

Đồng USD tăng khi dữ liệu của Mỹ mạnh và những kỳ vọng về cắt giảm lãi suất của Fed đang hạ nhiệt. Đồng yên giảm sau khi BoJ công bố mức lãi suất và quyết định chính sách tiền tệ vào ngày mai. Thị trường chờ xem bài phát biểu của thống đốc ngân hàng Nhật Bản. Nếu Fed cắt giảm lãi suất, chỉ số Dow và Nikkei tương lai tăng hơn nữa thì USDJPY gián tiếp được hưởng lợi.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3255/1.3270
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3200/1.3175

Giá dầu thô tương lai giảm, đồng CAD giảm theo. Thị trường lo ngại về sự sụt giảm của CPI trong tháng Tám ở Canada. Nếu dữ liệu của Canada yếu hơn dự kiến và giá dầu thô tương lai giảm thì đồng CAD sẽ giảm hơn nữa. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ là 1.3200 và 1.3175, mức kháng cự là 1.3255 và 1.3270.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 60.05/60.75
Ngưỡng hỗ trợ: 58.25/57.55

Hệ thống cung cấp dầu thô ở Ả Rập Saudi bị tấn công khiến nguồn cung giảm 5.2 triệu thùng nhưng gần 70% sản lượng đang được phục hồi. API dự trữ dầu thô Mỹ tăng, giá dầu thô tương lai giảm. Giá dầu sẽ hạn chế tăng và có khả năng giảm, nhưng nếu Fed báo hiệu bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất thì dầu sẽ tăng giá.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1506/1510
Ngưỡng hỗ trợ: 1496/1492

Hôm nay, thị trường đang chờ bốn ngân hàng trung ương chính cắt giảm lãi suất. Nếu chỉ số Dow tương lai tăng trước khi cuộc họp diễn ra thì vàng sẽ tăng theo; nhưng dữ liệu kinh tế mạnh của Mỹ có thể hạn chế vàng tăng. Mức hỗ trợ tham khảo là 1496 và 1492, mức kháng cự là 1506 và 1510.

Chỉ số Dow Jones Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27205/27305
Ngưỡng hỗ trợ: 26870/26745

Thị trường đang theo dõi dữ liệu kinh tế của Mỹ và kết quả lãi suất của Fed. Chỉ số Dow tương lai có thể tăng lên mức kháng cự 27205 và 27305 nếu Fed cắt giảm lãi suất và dữ liệu của Mỹ mạnh. Mức hỗ trợ tham khảo là 26870 và 26745.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX- Phân tích thị trường ngày 19/09/2019

Hôm qua, CPI trong tháng Tám ở Anh và Eurozone thấp hơn dự kiến, nhưng dữ liệu này ở Canada lại đúng như thị trường kỳ vọng. Trong hôm nay, bốn ngân hàng trung ương chính gồm Fed, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Anh và ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ sẽ công bố mức cắt giảm lãi suất. Fed đã công bố mức cắt giảm lãi suất và chủ tịch Fed Powell đã nói trong cuộc họp báo rằng Fed sẽ xem xét cắt giảm nếu cần thiết và không báo hiệu trực tiếp về việc bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất. Đồng USD phục hồi.

Những thông báo về chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Nhật Bản, ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Anh hôm nay dự kiến không thay đổi. BoJ có khả năng xem xét mở rộng chính sách tiền tệ QE để chuẩn bị cho việc tăng thuế tiêu dùng trong tháng Mười. Thị trường sẽ chú ý đến cuộc họp báo của thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko. Nội dung cuộc họp của BoE và cuộc bỏ phiếu của chín thành viên quan trọng hơn đối với quyết định lãi suất của ngân hàng. Báo cáo việc làm, tài khoản hiện tại trong quý II và hiệu suất của chỉ số sản xuất Fed Philadelphia trong tháng Chín là những dữ liệu cần được quan tâm trong phiên Mỹ. Chúng ta cũng cần chú ý đến bình luận của tổng thống Mỹ và của các quan chức Fed trong hôm nay sẽ ảnh hưởng đến chỉ số Dow, đồng USD, vàng và giá dầu.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm qua:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 08:00 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tám của Úc ***
- 10:00 Ngân hàng Nhật Bản quyết định lãi suất ***
- 13:00 Cán cân thương mại trong tháng Tám của Thụy Sĩ **
- 13:30 Ngân hàng Nhật Bản tổ chức họp báo ***
- 14:30 Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ quyết định lãi suất ***
- 15:00 Tài khoản hiện tại trong tháng Bảy của Eurozone **
- 15:30 Doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Anh **
- 18:00 Biên bản và quyết định lãi suất của Ngân hàng Anh ***
- 19:30 Báo cáo việc làm của Mỹ **
- 19:30 Tài khoản hiện tại của Mỹ
- 19:30 Chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia ***
- 21:00 Các chỉ số hàng đầu và doanh số nhà ở hiện tại của Mỹ **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1050/1.1065
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0995/1.0975

CPI hàng tháng trong tháng Tám của Eurozone tăng trưởng đúng như thị trường kỳ vọng, đồng euro tăng cao hơn. Đồng USD phục hồi sau khi Fed cắt giảm 25 điểm lãi suất cơ bản và không báo hiệu sẽ cắt giảm hơn nữa, đồng euro giảm. Tài khoản hiện tại trong tháng Bảy của Eurozone và doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Anh là những lo ngại đầu tiên trong phiên Âu hôm nay. Đồng euro sẽ theo sau đồng bảng Anh khi có kết quả chính sách tiền tệ và mức lãi suất của Ngân hàng Anh.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2520/1.2550
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2455/1.2425

Đồng USD phục hồi sau khi Fed cắt giảm 25 điểm và không báo hiệu sẽ cắt giảm lãi suất hơn nữa, đồng bảng Anh giảm. Cần theo dõi doanh số bán lẻ trong tháng Tám của Anh trong phiên Âu hôm nay. Đồng bảng Anh sẽ biến động khi BoE công bố kết quả chính sách tiền tệ và mức lãi suất.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6835/0.6855
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6795/0.6775

Vào tuần trước, ngân hàng dự trữ Úc đã công bố biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ trong tháng Chín ôn hòa và không kích thích tâm lý nhà đầu tư hay đưa ra tin tức tiêu cực. Đồng USD tăng nhưng đồng AUD giảm sau khi Fed công bố mức lãi suất và không có dự định cắt giảm hơn nữa hay báo hiệu bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.55/108.70
Ngưỡng hỗ trợ: 108.05/107.85

Dữ liệu kinh tế Mỹ tăng trưởng, Fed cắt giảm lãi suất nhưng không cho biết sẽ cắt giảm hơn nữa, đồng USD tăng. Đồng yên giảm trong hôm nay sau khi Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất giữa lúc chính sách nới lỏng định lượng đang được mở rộng. Thống đốc của BoJ sẽ tổ chức họp báo sau khi quyết định mức lãi suất. Chỉ số Nikkei tương lai sẽ giảm nếu chính sách không được điều chỉnh, đồng USD theo sau xu hướng của đồng yên. Nếu Fed cắt giảm lãi suất, chỉ số Dow và Nikkei tương lai tăng hơn nữa thì USDJPY tăng theo.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3315/1.3345
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3270/1.3250

Nguồn cung dầu ở Saudi đã phục hồi, mức cắt giảm lãi suất của Fed khiêm tốn, giá dầu thô tương lai giảm, đồng CAD bị ảnh hưởng gián tiếp. CPI trong tháng Tám của Canada giảm đúng như kỳ vọng của thị trường, dữ liệu của Canada yếu kém, đồng CAD giảm. Cần chú ý đến bình luận của tổng thống Mỹ và các quan chức Fed trong hôm nay sẽ ảnh hưởng đến chỉ số Dow tương lai và giúp đồng USD mạnh hơn, giá dầu thô và đồng CAD sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 60.05/60.75
Ngưỡng hỗ trợ: 58.25/57.55

Hệ thống cung cấp dầu thô ở Saudi bị tấn công nhưng đã phục hồi. Giá dầu thô tương lai giảm trong khi API dự trữ dầu thô Mỹ tăng. Nguồn cung dầu thô tương lai được kỳ vọng sẽ ổn định chậm. Dầu thô hạn chế tăng và có khả năng giảm. Hiện tại, Fed không thông báo bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất, dầu thô giảm giá. Dầu thô tương lai có thể tăng tùy thuộc vào căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 60.05 và 60.75, mức hỗ trợ là 58.25 và 57.55.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1498/1501
Ngưỡng hỗ trợ: 1485/1483

Fed cắt giảm lãi suất đúng như thị trường kỳ vọng nhưng chủ tịch Fed cho biết họ sẽ không xem xét cắt giảm trong cuộc họp tiếp theo. Thị trường hiện đang theo dõi các ngân hàng trung ương khác cắt giảm lãi suất và nới lỏng chính sách hơn nữa, giá vàng được hưởng lợi. Nếu chỉ số Dow tăng hơn nữa thì vàng giảm giá. Cần chú ý đến hiệu suất dữ liệu kinh tế Mỹ hôm nay sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến giá vàng. Mức hỗ trợ chính là 1485 và 1483, mức kháng cự là 1498 và 1501.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27305/27505
Ngưỡng hỗ trợ: 26970/26865

Dữ liệu kinh tế của Mỹ trong hôm nay sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến chỉ số Dow tương lai. Thị trường kỳ vọng cuộc họp của Fed trong năm nay nhưng cơ hội cắt giảm lãi suất bị hạn chế cho đến khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung được giải quyết; tăng trưởng của chỉ số Dow tương lai bị ảnh hưởng.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 20/09/2019

Hôm qua, bốn ngân hàng trung ương chính (Fed, BoJ, BoE, ngân hàng Thụy Sĩ) đã công bố kết quả cắt giảm lãi suất. Tại cuộc họp báo, Chủ tịch Fed Powell cho biết rằng Fed sẽ xem xét cắt giảm lãi suất nếu cần thiết nhưng không báo hiệu bắt đầu chu kỳ cắt giảm. Ngân hàng Nhật Bản, Thụy Sĩ và Anh giữ nguyên mức lãi suất. Hôm nay, thị trường tập trung vào cuộc gặp mặt giữa Phó Thủ tướng của Trung Quốc và Bộ trưởng Thương mại của Mỹ, và hy vọng cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp cao trong tháng Mười sẽ có tiến triển để thúc đẩy môi trường đầu tư và giúp nền kinh tế phát triển trong quý IV.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 06:30 CPI cốt lõi quốc gia trong tháng Tám ***
- 08:30 Ngân hàng Trung Quốc công bố mức lãi suất thị trường cho vay ***
- 13:00 PPI trong tháng Tám của Đức **
- 19:30 Doanh số bán lẻ trong tháng Bảy của Canada ***
- 21:00 Niềm tin tiêu dùng trong tháng Chín của Eurozone **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1050/1.1065
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0995/1.0975

Đồng USD phục hồi so với đồng euro sau khi Fed cắt giảm 25 điểm và không báo hiệu cắt giảm hơn nữa. Hôm nay thị trường tập trung vào PPI trong tháng Tám của Đức. Trong phiên Mỹ, thị trường lo ngại về niềm tin tiêu dùng trong tháng Chín của Eurozone. Nếu kết quả tốt hơn dự kiến thì đồng euro tăng.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2555/1.2580
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2505/1.2475

Ngân hàng Anh giữ nguyên mức lãi suất sau cuộc cắt giảm của Fed, đồng bảng Anh tăng. Lãnh đạo của Anh cho biết Brexit sẽ đạt được thỏa thuận và tin tức tốt này giúp đồng bảng Anh tăng. Thị trường đang theo dõi để xem liệu quốc hội Anh sẽ thông qua kỳ hạn Brexit hay không, đồng bảng Anh hạn chế tăng.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6805/0.6820
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6770/0.6755

Đồng USD tăng nhưng đồng AUD giảm sau khi Fed cắt giảm lãi suất và không dự định cắt giảm hơn nữa cũng như không báo hiệu bắt đầu chu kỳ cắt giảm. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 0.6805 và 0.6820, mức hỗ trợ là 0.6770 và 0.6755.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.25/108.40
Ngưỡng hỗ trợ: 107.80/107.65

Ngân hàng Nhật Bản tăng lãi suất mà không mở rộng chính sách QE. CPI trong tháng Tám của Nhật Bản giảm nhẹ, thống đốc của BoJ không báo hiệu bất kỳ sự điều chỉnh chính sách nào sau khi ngân hàng này quyết định mức lãi suất, đồng yên tăng.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3270/1.3290
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3225/1.3205

CPI trong tháng Tám của Canada đúng với kỳ vọng của thị trường. Dữ liệu yếu của quốc gia này đã giúp đồng CAD và giá dầu thô tăng. Cần chú ý đến bình luận của Tổng thống Mỹ và các quan chức Fed, tiến triển của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng đến giá dầu thô và đồng CAD.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 59.70/60.30
Ngưỡng hỗ trợ: 58.25/57.55

Một số nguồn cung dầu thô đã phục hồi sau cuộc tấn công. Dầu thô tương lai giảm vì API dự trữ dầu thô tăng. Nguồn cung dầu thô tương lai dự kiến ổn định chậm để hạn chế dầu tăng giá và có khả năng giảm. Mức kháng cự chính là 59.70 và 60.30, mức hỗ trợ là 58.25 và 57.55.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1508/1511
Ngưỡng hỗ trợ: 1495/1492

Fed cắt giảm như dự kiến nhưng không xem xét cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tiếp theo. Ngân hàng trung ương ở Nhật Bản, Thụy Sĩ và Anh giữ nguyên mức lãi suất; Nhật Bản và Anh không mở rộng nới lỏng chính sách để hạn chế vàng tăng giá. Nếu chỉ số Dow tương lai tăng thì vàng có thể giảm. Cần chú ý đến bình luận của Tổng thống Mỹ.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27305/27505
Ngưỡng hỗ trợ: 26970/26865

Thị trường đang theo dõi cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý đầu tư và hạn chế chỉ số Dow tương lai tăng. Chỉ số Dow tương lai sẽ bị ảnh hưởng cho đến khi cuộc chiến thương mại được giải quyết và Fed cắt giảm lãi suất hơn nữa.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 24/09/2019

PMI sản xuất trong tháng Chín của Úc và Eurozone giảm trong khi chỉ số này của Mỹ tăng, điều này đem tới thông tin tích cực cho đồng USD và chỉ số USD index phục hồi. Đồng bảng Anh dự kiến tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực. Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thiếu tiến triển và dữ liệu kinh tế toàn cầu chậm lại đã gia tăng lo ngại rằng các ngân hàng trung ương trên thế giới đang có kế hoạch cắt giảm lãi suất hơn nữa, giá vàng và bạc tăng. Nguồn cung có thể bị thắt chặt để hỗ trợ cho giá dầu thô. Giá dầu thô tăng sau khi giảm xuống mức 57.60 USD để chờ kết quả dự trữ dầu thô của Mỹ vào ngày mai.

Trong phiên Âu hôm nay, thị trường chú trọng đến chỉ số tâm lý doanh nghiệp IFO trong tháng Chín của Đức. Nếu kết quả cao hơn so với tháng vừa qua, đồng euro và đồng franc Thụy Sĩ có thể tăng. Trong phiên Mỹ, chỉ số sản xuất của Fed Richmond và chỉ số niềm tin tiêu dùng trong tháng Chín sụt giảm sẽ kéo đồng USD giảm theo. Báo cáo kết quả API dự trữ dầu thô Mỹ tuần vừa rồi đã khiến giá dầu thô tương lai biến động, điều này có thể tác động lên nguồn cung và chỉ số Dow tương lai.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:
Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 15:00 Chỉ số tâm lý doanh nghiệp IFO trong tháng Chín của Đức ***
- 17:00 Đơn đặt hàng công nghiệp CBI trong tháng Chín của Anh **
- 20:00 Chỉ số giá nhà ở 20 thành phố lớn trong tháng Bảy của Mỹ **
- 21:00 Chỉ số sản xuất Fed Richmond của Mỹ **
- 21:00 Chỉ số niềm tin tiêu dùng CB trong tháng Chín của Mỹ **
- 03:30 sáng sớm hôm sau, API dự trữ dầu thô trong tuần trước của Mỹ ***

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1025/1.1040
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0975/1.0960

Báo cáo PMI sản xuất sơ bộ trong tháng Chín của Eurozone đã khiến thị trường thất vọng và đang chờ xem kết quả. Báo cáo PMI sản xuất Markit sơ bộ trong tháng Chín của Mỹ tăng giúp đồng USD mạnh lên nhưng đồng euro yếu đi. Trong hôm nay, nếu chỉ số tâm lý doanh nghiệp IFO trong tháng Chín của Đức tăng mạnh thì dữ liệu của Mỹ sẽ yếu và đồng euro phục hồi.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2465/1.2485
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2410/1.2390

Nếu quốc hội Anh mở lại cuộc họp thì thủ tướng Anh sẽ đối mặt với luận tội, kỳ hạn để thông qua thỏa thuận Brexit sẽ bị chặn lại, đồng bảng Anh giảm. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1.2465 và 1.2485, mức hỗ trợ là 1.2410 và 1.2390

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6790/0.6805
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6740/0.6725

Đồng USD tăng nhưng đồng AUD giảm khi Fed không có dự định cắt giảm lãi suất, dữ liệu kinh tế Mỹ tiếp tục tăng. Thị trường đang chờ ngân hàng New Zealand tăng lãi suất vào ngày mai.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.05/108.30
Ngưỡng hỗ trợ: 107.55/107.35

Tỷ giá USDJPY sẽ giảm nếu hiệu suất của chỉ số Dow tương lai tiếp tục giảm. Thị trường đang theo dõi cuộc tham vấn cấp cao của bộ trưởng thương mại Trung Quốc vào tuần sau. Chúng tôi đang chờ đợi sự phục hồi mạnh trong thị trường chứng khoán. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự tham khảo là 108.05 và 108.30, mức hỗ trợ là 107.55 và 107.35.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3290/1.3310
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3225/1.3205

Giá dầu thô phục hồi, đồng CAD giảm. Thị trường đang theo dõi kết quả API dự trữ dầu thô Mỹ cũng như cuộc đàm phán cấp cao của bộ trưởng thương mại sẽ gián tiếp hỗ trợ giá dầu thô và đồng CAD. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ quan trọng là 1.3225 và 1.3205.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 59.20/59.50
Ngưỡng hỗ trợ: 57.85/57.55

Một số nguồn cung dầu ở Saudi dự kiến hoạt động trở lại vào tháng Mười sau cuộc tấn công. Thị trường hiện tại ước tính sự sụt giảm trong API dự trữ dầu thô Mỹ sẽ giúp giá dầu thô tương lai tăng. Bên cạnh đó, tình hình chính trị và căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể thúc đẩy giá dầu thô tương lai.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1527/1530
Ngưỡng hỗ trợ: 1515/1512

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng, rủi ro Brexit và lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế Mỹ có thể thúc đẩy giá vàng. Ngoài ra, giá vàng sẽ tăng hơn nữa nếu Trump kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ quan trọng là 1515 và 1512, mức kháng cự là 1527 và 1530.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27205/27355
Ngưỡng hỗ trợ: 26970/26865

Sự thiếu tiến triển trong cuộc đàm phán của phó thủ tướng đã ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý chỉ số Dow tương lai. Thị trường đang theo dõi cuộc họp của thủ tướng vào tuần tới liệu có tiến triển hay không để hỗ trợ chỉ số Dow tương lai. Fed dự kiến sẽ không cắt giảm lãi suất trong cuộc họp năm nay và điều này sẽ hạn chế hiệu suất của chỉ số Dow tương lai. Chỉ số này dự kiến tăng chỉ khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa được giải quyết hoặc nếu Fed dự định cắt giảm lãi suất hơn nữa, nếu không chỉ số Dow tương lai sẽ đối mặt rủi ro giảm.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific.
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 25/09/2019

Đồng euro phục hồi sau khi chỉ số tâm lý kinh doanh IFO trong tháng Chín của Đức tăng cao hơn dự kiến, niềm tin tiêu dùng của Mỹ đúng như kỳ vọng và chỉ số sản xuất trong tháng Chín của Fed Richmond giảm mạnh hơn dự kiến. Đồng USD giảm, đồng bảng Anh biến động gần 100 điểm so với đồng USD. Các đơn đặt hàng công nghiệp CBI trong tháng Chín của Anh giảm sau khi tòa án Anh phán quyết rằng yêu cầu trì hoãn quốc hội của thủ tướng là bất hợp pháp. Lo ngại về cuộc đàm phán thương mại vào tuần sau sẽ không có tiến triển ngày càng gia tăng sau khi Tổng thống Trump tiếp tục bình luận về thỏa thuận thương mại của Mỹ và Trung Quốc. Chỉ số Dow tương lai giảm hơn 300 điểm; đồng yên, giá vàng và bạc tăng. API dự trữ dầu thô Mỹ tăng, giá dầu thô giảm.

Hôm nay, ngân hàng dự trữ New Zealand sẽ công bố quyết định mức lãi suất. Thị trường lo ngại chỉ số niềm tin tiêu dùng GFK trong tháng Mười của Đức và doanh số bán lẻ CBI trong tháng Chín của Anh sẽ tác động đến tiền tệ châu Âu. Cần theo dõi cuộc họp báo của UN diễn ra suốt phiên Mỹ, bài phát biểu của các quan chức Fed và của thống đốc Ngân hàng Anh Carney. Dữ liệu của Mỹ gồm tổng doanh số nhà ở mới trong tháng Tám và EIA dự trữ dầu thô vào tuần trước cũng đáng được chú ý. Chỉ số Dow tương lai sẽ yếu hơn nếu tổng doanh số nhà trong tháng Tám của Mỹ giảm, đồng USD có thể yếu đi.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 06:50 Biên bản của Ngân hàng Nhật Bản
- 09:00 Ngân hàng dự trữ New Zealand quyết định mức lãi suất ***
- 13:00 Chỉ số niềm tin tiêu dùng GFK trong tháng Mười của Đức ***
- 15:00 Chỉ số niềm tin nhà đầu tư ZEW trong tháng Chín của Thụy Sĩ **
- 17:00 Doanh số bán lẻ CBI trong tháng Chín của Anh *
- 19:00 Chủ tịch Fed Evans phát biểu
- 20:05 Carney - Thống đốc Ngân hàng Anh phát biểu ***
- 21:00 Doanh số nhà ở mới trong tháng Tám của Mỹ ***
- 21:30 EIA dự trữ dầu thô Mỹ thay đổi **
- 22:15 Thống đốc Ngân hàng Anh phát biểu ***

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.1025/1.1040
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0985/1.0970

Chỉ số tâm lý doanh nghiệp IFO của Đức tăng mạnh trong tháng Chín, dữ liệu của Mỹ yếu kém, đồng euro phục hồi. Về mạt kỹ thuật, mức kháng cự 1.1025 và 1.1040, mức hỗ trợ là 1.0985 và 1.0970.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2485/1.2515
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2440/1.2410

Hành động đình chỉ quốc hội của Thủ tướng đã được toàn án Anh phán quyết là bất hợp pháp. Nhiều bất ổn đang ngăn việc thông qua thỏa thuận Anh rời khỏi EU trước kỳ hạn, đồng bảng Anh có thể giảm. Những tin tức tốt hoặc nền kinh tế Mỹ yếu kém sẽ hạn chế đồng bảng Anh tăng lên mức 1.2530 và có cơ hội kiểm tra mức 1.22.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6805/0.6820
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6770/0.6755

Kết quả của việc cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương New Zealand có thể ảnh hưởng đến đồng AUD và đồng NZD. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang vì bình luận của tổng thống Trump, môi trường đầu tư có thể khiến hai loại tiền tệ trên giảm. Triển vọng về chính sách tiền tệ ôn hòa cùng với cuộc họp lãi suất của RBA vào tuần tới có khả năng hạn chế đồng AUD và đồng NZD tăng.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.35/107.50
Ngưỡng hỗ trợ: 106.85/106.70

Thị trường đang theo dõi cuộc đàm phán cấp cao của bộ trưởng thương mại Trung Quốc vào tuần sau. Chúng tôi đang chờ đợi sự phục hồi mạnh trong thị trường chứng khoán. Mức hỗ trợ là 106.85 và 106.70, mức kháng cự là 107.35 và 107.50.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3290/1.3310
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3225/1.3205

Giá dầu thô giảm, đồng CAD hạn chế tăng. Cần chú ý đến tiến triển trong cuộc đàm phán thương mại sẽ gián tiếp hỗ trợ cho giá dầu thô và xu hướng đồng CAD. Mức kháng cự tham khảo là 1.3290 hoặc 1.3310, mức hỗ trợ là 1.3225 và 1.3205.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.55/58.05
Ngưỡng hỗ trợ: 56.05/55.55

Giá dầu thô tương lai giảm khi API dự trữ dầu thô Mỹ tăng. Căng thẳng Mỹ-Iran không leo thang; niềm tin tiêu dùng của Mỹ giảm; giá dầu thô tương lai giảm sau khi Trump chỉ trích thỏa thuận thương mại, những kỳ vọng của thị trường về cuộc đàm phán trong tuần sau giảm. Nếu cuộc đàm phán thương mại có tiến triển và tình hình chính trị giữa Mỹ và Iran leo thang thì giá dầu thô có thể được thúc đẩy.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1538/1542
Ngưỡng hỗ trợ: 1525/1522

Anh có thể đối mặt với rủi ro Brexit cứng một lần nữa, chỉ số Dow Jones giảm 100 điểm khi dữ liệu kinh tế Mỹ chậm lại, giá vàng được nâng lên trên mức 1.530 USD. Vàng vẫn được kỳ vọng kiểm tra mức kháng cự giữa 1538 và 1542 trước khi có kết quả của dữ liệu kinh tế Mỹ vào thứ Năm và thứ Sáu. Tuy nhiên, cần chú ý đến bất kỳ tin tức nào có thể thay đổi môi trường đầu tư; xu hướng của chỉ số Dow tương lai ảnh hưởng đến giá vàng.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27085/27275
Ngưỡng hỗ trợ: 26580/26490

Thị trường đang theo dõi cuộc đàm phán của các quan chức cấp cao vào tuần tới sau khi cuộc đàm phán với phó thủ tướng giữa Mỹ và Trung Quốc không có tiến triển. Bình luận tiêu cực của Trump một lần nữa ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý đầu tư. Chỉ số Dow tương lai giảm để dự đoán dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ trước cuộc họp vào tuần sau. Dữ liệu của Mỹ trong tuần này bao gồm báo cáo GDP cuối cùng trong quý II, đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan, chỉ số Dow tương lai có rủi ro giảm.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 26/09/2019

Thị trường đang chờ xem kết quả GDP thực trong quý II của Mỹ sẽ được công bố trong hôm nay, cũng như chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan và đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của quốc gia này sẽ được công bố vào ngày mai. Tại cuộc họp Liên Hiệp Quốc vào tối qua, Tổng thống Mỹ nói rằng sẽ sớm đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, tâm lý đầu tư được thúc đẩy, chỉ số Dow tương lai và đồng USD tăng. Chỉ số Dow tương lai tăng hơn 100 điểm, giá vàng giảm xuống mức 1.501 USD. Giá bạc, đồng yên và các loại tiền tệ khác cũng giảm so với đồng USD. Dầu thô tương lai tăng sau khi tin tức trên đã giúp bù lại sự sụt giảm của nhu cầu hàng hóa.

Dữ liệu GDP thực trong quý II, chỉ số giá PCE cốt lõi hàng quý cuối cùng và báo cáo thất nghiệp vào tuần trước của Mỹ dự kiến yếu kém, đồng USD có thể giảm. thị trường kỳ vọng doanh số nhà ở hiện tại hàng tháng của Mỹ trong tháng Tám được bù lại nhiều hơn bởi kết quả tích cực của đồng USD. Mario Draghi - Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu sẽ phát biểu trong suốt phiên Mỹ. Cần chú ý đến nội dung phát biểu của ông về chính sách tiền tệ tương lai của ECB có thể ảnh hưởng đến xu hướng của đồng euro. Nếu bài phát biểu ôn hòa thì đồng euro có thể giảm hoặc vàng có thể tăng giá.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 13:00 Chỉ số niềm tin tiêu dùng GFK trong tháng Mười của Đức **
- 19:30 GDP thực cuối cùng trong quý II của Mỹ ***
- 19:30 Chỉ số giá PCE cốt lõi trong quý II của Mỹ **
- 19:30 Báo cáo thất nghiệp vào tuần trước của Mỹ
- 19:30 Chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong quý II của Mỹ ***
- 20:30 Chủ tịch ECB – Mario Draghi phát biểu
- 21:00 Doanh số nhà ở hiện tại của Mỹ **
- 21:00 Chủ tịch Fed Bullard phát biểu *

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0970/1.0985
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0940/1.0925

Bài phát biểu của Chủ tịch Draghi và chỉ số niềm tin tiêu dùng GFK trong tháng Mười của Đức có thể ảnh hưởng đến đồng euro. Nhưng cần theo dõi liệu dữ liệu của Mỹ hôm nay có yếu kém hay không. Nếu GDP và dữ liệu kinh tế khác của Mỹ giảm thì đồng euro tiếp tục biến động.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2385/1.2415
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2335/1.2305

Tòa án tối cao của Anh đã phán quyết hành động đình chỉ quốc hội của Thủ tướng là bất hợp pháp và quốc hội có thể hoạt động trở lại. Thủ tướng Johnson đang đối mặt với cuộc luận tội từ các thành viên quốc hội và có nhiều khả năng kêu gọi một cuộc bỏ phiếu mới để ngăn chặn cuộc đàm phán với EU trong vòng một tháng nữa. Đồng bảng Anh tiếp tục giảm vì những bất ổn trên.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6775/0.6795
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6735/0.6715

Ngân hàng trung ương New Zealand đã tăng lãi suất đúng như kỳ vọng, đồng NZD phục hồi. Vào tuần sau, ngân hàng dự trữ Úc sẽ quyết định mức lãi suất, ngân hàng trung ương có cơ hội cắt giảm lãi suất, đồng AUD và đồng NZD bị ảnh hưởng tiêu cực. Bình luận của Tổng thống Trump khiến cuộc thương chiến căng thẳng hơn nhưng môi trường đầu tư được thúc đẩy.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.85/108.05
Ngưỡng hỗ trợ: 107.35/107.15

Trump cho biết sẽ sớm đạt được thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, điều này thúc đẩy chỉ số Dow và Nikkei tương lai, đồng USD tiếp tục phục hồi so với đồng yên. Thị trường dự kiến kết quả GDP của Mỹ trong hôm nay yếu và dữ liệu kinh tế Mỹ trong hai ngày tới cũng sẽ tương tự, chỉ số Dow có thể ngưng biến động, đồng USD có thể giảm so với đồng yên.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3290/1.3310
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3225/1.3205

Dầu thô tăng giá, đồng CAD được hưởng lợi. Thị trường đang chờ đợi cuộc đàm phán thương mại có tiến triển, đồng CAD và giá dầu thô sẽ gián tiếp được hỗ trợ. Hiện tại, nhu cầu và nguồn cung dầu vẫn chưa rõ ràng, giá dầu thô có đà giảm. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ là 1.3225 và 1.3205, mức kháng cự là 1.3290 và 1.3310.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.55/58.05
Ngưỡng hỗ trợ: 56.05/55.55

Dầu thô tương lai tăng sau bình luận của Trump. Nếu tình hình chính trị và cuộc đàm phán thương mại có tiến triển thì dầu thô có thể tăng giá. Tuy nhiên, thị trường dự đoán dữ liệu kinh tế của Mỹ trong hôm nay và ngày mai sẽ yếu, giá dầu thô sẽ giảm. Cần chú ý đến rủi ro giảm của giá dầu thô.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1520/1522
Ngưỡng hỗ trợ: 1505/1503

Giá vàng giảm khi chỉ số Dow tương lai phục hồi nhờ bình luận của Trump về mối quan hệ thương mại. Anh đang đối mặt với rủi ro Brexit; chỉ số Dow tương lai có khả năng giảm nhưng giá vàng sẽ được hưởng lợi nhờ kết quả của dữ liệu kinh tế Mỹ trong hôm nay và phát biểu của Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu. Cần chú ý đến xu hướng của chỉ số Dow tương lai sẽ đảo nghịch với giá vàng.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27085/27275
Ngưỡng hỗ trợ: 26830/26690

Bình luận của Trump đã giúp nâng chỉ số Dow tương lai (tăng hơn 100 điểm) trước khi cuộc đàm phán thương mại diễn ra vào tuần sau. Thị trường đang theo dõi cuộc họp vào tuần sau, bất kỳ kết quả yếu kém nào của dữ liệu kinh tế Mỹ trong hôm nay và ngày mai đều sẽ tác động tiêu cực đến chỉ số Dow tương lai. Cần lưu ý rằng dữ liệu Mỹ (GDP cuối cùng trong quý II, đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan) sẽ khiến chỉ số này gặp rủi ro bất kỳ lúc nào.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacfic
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 27/09/2019

Tối qua, GDP trong quý II của Mỹ ở mức 2% đúng như kỳ vọng của thị trường. Bên cạnh đó, đồng USD tăng nhờ bình luận diều hâu của Fed. Tâm lý đầu tư được cải thiện, chỉ số Dow tương lai mạnh, vàng giảm. Thị trường kỳ vọng đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan yếu hơn tháng trước, đồng USD và chỉ số Dow tương lai bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong phiên Âu, dữ liệu trong tháng Chín của Eurozone sẽ được công bố. Hiệu suất về nền kinh tế Eurozone và lạm phát có thể ảnh hưởng đến xu hướng của đồng euro và các loại tiền tệ châu Âu khác.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 16:00 Tâm lý kinh tế và công nghiệp của Eurozone *
- 16:00 Dữ liệu niềm tin tiêu dùng của Eurozone *
- 19:30 Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền trong tháng Tám của Mỹ **
- 19:30 Chỉ số giá PCE cốt lõi trong tháng Tám của Mỹ **
- 19:30 Thống đốc Fed Charles phát biểu *
- 21:00 Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan ***

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0955/1.0970
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0900/1.0885

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu một lần nữa khiến đồng euro suy yếu vì những bình luận ôn hòa của mình. Đồng euro giảm sau khi kết quả GDP trong quý II và dữ liệu kinh tế khác của Mỹ đúng với kỳ vọng của thị trường. Trong hôm nay, nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ yếu kém thì đồng euro sẽ phục hồi.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2355/1.2380
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2295/1.2270

Thủ tướng Anh đang đối mặt với cuộc luận tội từ các thành viên quốc hội và có nhiều khả năng kêu gọi một cuột bỏ phiếu để ngăn chặn cuộc đàm phán với EU chỉ còn một tháng. Đồng bảng Anh tiếp tục giảm vì những bất ổn ở Anh và sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Cần chú ý đến dữ liệu kinh tế Mỹ hôm nay có thể giúp đồng bảng Anh tăng.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6775/0.6795
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6735/0.6715

Kết quả GDP trong quý II và dữ liệu kinh tế khác của Mỹ đáp ứng được kỳ vọng của thị trường. Ngân hàng Dự trữ Úc dự kiến hạn chế đồng AUD và NZD tăng trước cuộc cắt giảm lãi suất vào tuần sau. Cuộc họp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được lên kế hoạch diễn ra vào tháng sau giúp thúc đẩy tâm lý đầu tư và nới lỏng sự sụt giảm của hai loại tiền tệ trên sau những bình luận của Trump. Báo cáo kinh tế yếu kém của Mỹ trong hôm nay sẽ thúc đẩy đồng AUD và đồng NZD.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.85/108.05
Ngưỡng hỗ trợ: 107.35/107.15

Cuộc họp thương mại vào ngày 10 tháng sau sẽ thúc đẩy tâm lý đầu tư và tác động tích cực đến chỉ số Dow và Nikkei tương lai, đồng USD tăng so với đồng yên. Tỷ giá USDJPY sẽ bị ảnh hưởng nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ yếu và chỉ số Dow ngưng biến động. Về mặt kỹ thuật, mức hỗ trợ quan trọng là 107.35 và 107.15.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3290/1.3310
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3225/1.3205

Giá dầu thô phục hồi và đạt mức 55.5 USD, đô la Canada được hỗ trợ. Đồng CAD chịu áp lực sau khi kết quả dữ liệu kinh tế của Mỹ đúng như kỳ vọng. Thị trường đang chờ đợi cuộc họp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vào ngày 10 tháng Mười sẽ gián tiếp hỗ trợ đồng CAD và giá dầu thô. Hiện tại, tình hình giá dầu quốc tế chưa rõ ràng và đà giảm của giá dầu thô không thay đổi. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1.3290 và 1.3310, mức hỗ trợ là 1.3225 và 1.3205.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.55/58.05
Ngưỡng hỗ trợ: 56.05/55.55

Giá dầu thô sẽ được thúc đẩy nếu cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung có tiến triển và dữ liệu kinh tế của Mỹ yếu. Cần theo dõi chỉ số niềm tin tiêu dùng và đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến giá dầu hiện tại là 55.5 USD.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1511/1513
Ngưỡng hỗ trợ: 1501/1498

Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc đàm phán thương mại theo như kế hoạch, lo ngại rủi ro hạ nhiệt, giá vàng giảm. Mặt khác, những bình luận diều hâu từ Fed khiến giá vàng và rủi ro về tài sản đô la Mỹ giảm. Thị trường hôm nay kỳ vọng dữ liệu kinh tế của Mỹ có thể giúp vàng tăng giá. Cần theo dõi chỉ số Dow tương lai và xu hướng ngược lại của giá vàng.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27085/27275
Ngưỡng hỗ trợ: 26830/26690

Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc đàm phán thương mại theo như kế hoạch, bình luận của Trump đã thúc đẩy chỉ số Dow tương lai. Hôm nay, nếu dữ liệu của Mỹ gồm đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền và chỉ số niềm tin tiêu dùng của Michigan không thấp hơn dự kiến thì chỉ số này sẽ gặp rủi ro. Mức hỗ trợ là 26830 và 26690, mức kháng cự là 27085 và 27275.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 30/09/2019

Tuần này, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp và mức lương trung bình trong tháng Chín của Mỹ. Những dữ liệu này sẽ khiến nền kinh tế Mỹ biến động. Thị trường đang kỳ vọng bảng lương non-farm trong tháng Chín sẽ tăng gần 180,000, tỷ lệ thất nghiệp ổn định và mức lương trung bình tăng.

Ngân hàng dự trữ Úc sẽ quyết định mức lãi suất vào ngày mai và dự kiến cắt giảm 25 điểm lãi suất cơ bản.

Dữ liệu kinh tế của Úc khiến thị trường thất vọng khi RBA đã hai lần cắt giảm 25% hoặc 50% lãi suất trong tháng Sáu và tháng Bảy năm nay. Kể từ tháng Bảy, đồng AUD đã có xu hướng giảm. Mặc dù RBA đưa ra những bình luận diều hâu trong tháng Chín, nhưng tâm lý đầu tư đã quay trở lại giúp đồng AUD ổn định một lần nữa. Thật không may, trong khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và xuất khẩu của Úc thì RBA lại dự kiến cắt giảm lãi suất lần nữa.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 14:00 Chỉ số kinh tế hàng đầu KOF của Thụy Sĩ *
- 14:55 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Chín của Đức ***
- 15:30 GDP hàng năm và tài khoản hiện tại trong quý II của Anh ***
- 15:50 Ngân hàng Anh chấp nhận thế chấp *
- 16:00 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Tám của Eurozone
- 19:00 CPI trong tháng Chín của Đức ***
- 20:45 PMI trong tháng Chín của Chicago **
- 21:30 Chỉ số hoạt động doanh nghiệp trong tháng Chín của Fed Dallas ***

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0955/1.0970
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0900/1.0885

Tâm lý đầu tư bị ảnh hưởng vì bài phát biểu ôn hòa của Mario Draghi (Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu). Đồng euro giảm sau khi dữ liệu kinh tế của châu Âu khiến thị trường thất vọng. Hôm nay, thị trường chú trọng đến tỷ lệ thất nghiệp và CPI hàng tháng của Đức trong tháng Chín. Nếu dữ liệu CPI tăng, dữ liệu kinh tế của Anh tích cực và dữ liệu của Mỹ yếu kém trong hôm nay thì đồng euro tăng theo.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2335/1.2360
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2270/1.2240

Đồng bảng Anh giảm vì tình hình bất ổn ở Anh cũng như tăng trưởng kinh tế ở Mỹ. Cần chú ý rằng số liệu GDP hàng năm và tài khoản hiện tại trong quý II của Anh mạnh hơn hoặc dữ liệu kinh tế của Mỹ yếu thì đồng bảng Anh có khả năng tăng ngắn hạn.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6775/0.6795
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6735/0.6715

Xu hướng của đồng AUD có khả năng đảo ngược và dự kiến kiểm tra mức 0.6815 sau khi RBA quyết định mức lãi suất vào ngày mai. Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vào ngày 10 tháng Mười có thể thúc đẩy tâm lý đầu tư, đồng AUD và đồng NZD sẽ tăng.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.05/108.30
Ngưỡng hỗ trợ: 107.70/107.45

Cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc sắp tới đây có thể cải thiện tâm lý đầu tư, giúp nâng chỉ số Dow và Nikkei tương lai cũng như đồng USD so với đồng yên. Nếu dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tuần này tiếp tục tăng thì chỉ số Dow và tỷ giá USDJPY hưởng lợi.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3280/1.3305
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3225/1.3205

Giá dầu thô biến động sau khi chạm mức 55.5 US, đồng CAD được hỗ trợ. Thị trường đang theo dõi cuộc đàm phán cấp cao vào ngày 10 tháng Mười sẽ gián tiếp giúp dầu thô và đồng CAD tăng giá. Hiện tại, tình hình giá dầu quốc tế không rõ ràng và đà giảm của giá dầu thô vẫn không thay đổi. Mức kháng cự quan trọng là 1.3280 hoặc 1.3305, mức hỗ trợ là 1.3225 và 1.3205.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 57.55/58.05
Ngưỡng hỗ trợ: 55.55/55.05

Giá dầu tương lai dự kiến tăng khi cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung có tiến triển tốt. Nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ yếu kém thì giá dầu thô sẽ giảm. Hôm nay cần theo dõi chỉ số hoạt động doanh nghiệp của Fed Dallas và chỉ số quản lý thu mua của Chicago, giá dầu tương lai của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi hai dữ liệu này.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1503/1505
Ngưỡng hỗ trợ: 1486/1484

Cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ diễn ra theo như kế hoạch, lo ngại rủi ro và giá vàng giảm. Ngoài ra, rủi ro tài sản bằng đô la Mỹ và giá vàng giảm vì những bình luận diều hâu từ Fed. Cần chú ý đến dữ liệu của Mỹ trong hôm nay vì nếu dữ liệu này giảm thì chỉ số Dow tương lai cũng giảm theo nhưng vàng sẽ được hưởng lợi.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27085/27275
Ngưỡng hỗ trợ: 26830/26690

Cuộc đàm phán thương mại lần thứ 13 giữa các quan chức của Mỹ và Trung Quốc sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư của chỉ số Dow tương lai. Bên cạnh đó, hiệu suất của chỉ số này cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi dữ liệu kinh tế Mỹ trong hôm nay. Mức hỗ trợ là 26830 và 26690, mức kháng cự là 27085 và 27275.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 01/10/2019

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) cắt giảm 25 điểm lãi suất cơ bản và đang thách thức mức thấp nhất trong lịch sử của RBA. Nếu mức cắt giảm của RBA đúng như thị trường kỳ vọng và không có dấu hiệu sẽ cắt giảm hơn nữa thì đó sẽ là điều tích cực cho đồng AUD. Tuy nhiên, thị trường chiều nay đang kỳ vọng về dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp chính thức và thay đổi việc làm ADP của Mỹ, cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc vào tuần tới, đồng USD hiện đang tăng, đồng AUD bị hạn chế.

Hôm nay, dữ liệu của châu Âu cũng như dữ liệu của Mỹ đều quan trọng; thị trường sẽ đặc biệt chú ý đến PMI sản xuất của Đức, PMI sản xuất ISM của Mỹ và CPI sơ bộ của Eurozone trong tháng Chín. Đối với giá dầu thô, thị trường sẽ chú trọng đến dữ liệu ADP dự trữ dầu thô vào tuần trước của Mỹ. Cần để mắt đến bình luận của các quan chức Fed trong phiên Mỹ cũng như theo dõi biểu đồ hàng giờ của chỉ số Dow tương lai (US30) trong thị trường chứng khoán đầy biến động. Vào tối qua, chỉ số Dow tương lai tăng, trú ẩn an toàn hướng về vàng và đồng yên. Cùng thời điểm đó, tiền tệ chảy về tài sản bằng đô la Mỹ, các loại tiền tệ khác giảm so với đồng USD.

Thông tin và sự kiện quan trọng

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 11:30 RBA công bố quyết định mức lãi suất
- 13:00 Giá nhà trong tháng Chín của Anh *
- 13:30 Doanh số bán lẻ thực hàng năm của Thụy Sĩ trong tháng Tám *
- 14:15 Chủ tịch Fed Evans công bố chính sách tiền tệ *
- 14:55 PMI sản xuất cuối cùng trong tháng Chín của Đức ***
- 15:00 PMI sản xuất cuối cùng trong tháng Chín của Eurozone
- 15:30 PMI sản xuất trong tháng Chín của Anh **
- 16:00 CPI hàng năm của Eurozone trong tháng Chín ***
- 16:20 David Lowe - Chủ tịch RBA phát biểu **
- 19:30 GDP trong tháng Bảy của Canada **
- 19:50 Clarida - Phó Chủ tịch Fed phát biểu **
- 20:15 Chủ tịch Fed Bullard đưa ra bình luận tại cuộc họp báo *
- 20:30 Thống đốc Fed Robert Bowman phát biểu *
- 20:45 PMI sản xuất Markit cuối cùng của Mỹ trong tháng Chín
- 21:00 PMI sản xuất ISM trong tháng Chín của Mỹ ***
- 03:30 sáng sớm hôm sau, API dự trữ dầu thô Mỹ thay đổi ***

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0925/1.0940
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0880/1.0865

Những bình luận ôn hòa của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu khiến niềm tin đầu tư vào đồng euro giảm. Dữ liệu kinh tế của châu Âu không như thị trường kỳ vọng khi tiếp tục yếu kém, đồng euro bị ảnh hưởng. Hôm nay, thị trường châu Âu chú trọng đến PMI sản xuất cuối cùng của Đức, CPI hàng năm của Eurozone, PMI sản xuất ISM trong tháng Chín, và những bình luận từ các quan chức Fed. Cần chú ý đến dữ liệu kinh tế của Mỹ và của châu Âu hôm nay xem liệu có thể thúc đẩy đồng euro hay không; nhưng quan trọng hơn là kết quả của ADP vào tối mai.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2320/1.2335
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2250/1.2235

Tình hình ở Anh vẫn bất ổn khi chỉ còn một tháng nữa là đến kỳ hạn Anh rời khỏi EU. Anh đang đối mặt với nhiều bất ổn và thử thách khiến tâm lý đầu tư bị ảnh hưởng. Nếu dữ liệu của Anh hôm nay đánh bại kỳ vọng của thị trường thì đồng bảng Anh sẽ tiếp tục giảm.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6765/0.6780
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6715/0.6700

Đồng AUD có thể đạt mức kháng cự sau khi RBA công bố quyết định trong hôm nay. Trước khi cuộc đàm phán Mỹ-Trung diễn ra thì dữ liệu việc làm của Mỹ vẫn đang bị thách thức. Đồng AUD và đồng NZD dự kiến tăng nhờ tin tức và dữ liệu việc làm của Mỹ.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.35/108.50
Ngưỡng hỗ trợ: 107.70/107.55

Chỉ số Dow tương lai biến động và đồng USD tăng so với đồng yên. Thị trường hy vọng dữ liệu việc làm của Mỹ trong tuần này sẽ tiếp tục tăng trước khi có kết quả dữ liệu ADP vào ngày mai. Ngược lại nếu chỉ số Dow và Nikkei tương lai giảm thì đồng USD có khả năng kiểm tra mức hỗ trợ so với đồng yên.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3280/1.3305
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3225/1.3205

Thị trường dự đoán dữ liệu của Canada sẽ yếu, đồng USD mạnh lên, đồng CAD giảm. Cuộc đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung vào ngày 10 tháng Mười sẽ gián tiếp hỗ trợ cho giá dầu thô và đồng CAD. Ngoài ra, Mỹ sẽ công bố API dự trữ dầu thô vào ngày mai; nếu kết quả của dữ liệu này giảm thì giá dầu và đồng CAD sẽ tăng. Giá dầu hiện tại vẫn ổn định và đà giảm của giá dầu thô không thay đổi.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 56.55/57.05
Ngưỡng hỗ trợ: 53.75/53.25

Hôm qua, chỉ số quản lý thu mua của Chicago và chỉ số hoạt động doanh nghiệp của Fed Dallas giảm, giá dầu thô tương lai của Mỹ bị ảnh hưởng. Nguồn cung dầu thô ở Saudi đang được phục hồi; thị trường hy vọng API dự trữ dầu thô Mỹ tăng, giá dầu thô giảm, và cuộc đàm phán Mỹ-Trung sẽ có tiến triển.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1478/1480
Ngưỡng hỗ trợ: 1465/1463

Cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra theo như kế hoạch, rủi ro hạ nhiệt, giá vàng giảm. Bên cạnh đó, tài sản rủi ro bằng đô la Mỹ và giá vàng giảm vì những bình luận diều hâu từ Fed. Cần chú ý đến mối quan hệ đảo ngược của chỉ số Dow và giá vàng. Nếu chỉ số Dow tiếp tục tăng thì vàng có khả năng phá vỡ mức hỗ trợ 1463, và sẽ có cơ hội đảo ngược khi kết quả bảng lương non-farm Mỹ được công bố.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 27085/27275
Ngưỡng hỗ trợ: 26830/26690

Vào ngày 10 tháng Mười, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức vòng đàm phán lần thứ 13. Tiến triển của thỏa thuận trong thương mại giữa hai quốc gia này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến tâm lý của chỉ số Dow tương lai. Ngoài ra, thị trường đang dự đoán sự tăng trưởng của dữ liệu việc làm Mỹ khi dữ liệu ADP sẽ được công bố trước khi có bảng lương non-farm chính thức vào thứ Sáu. Trong thời gian đó, chỉ số này hạn chế tăng để chuẩn bị cho sự điều chỉnh.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 02/10/2019

RBA cắt giảm 25 điểm lãi suất cơ bản đúng với kỳ vọng của thị trường – mức lãi suất thấp nhất trong lịch sử. Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết họ đã cắt giảm đúng như kỳ vọng nhưng không báo hiệu sẽ cắt giảm hơn nữa. Hôm nay, thị trường kỳ vọng kết quả dữ liệu việc làm và dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ cao hơn kết quả kỳ trước, đồng AUD và đồng NZD có khả năng giảm. Hôm qua, PMI sản xuất ISM trong tháng Chín giảm thấp hơn so với tháng trước, chỉ số Dow tương lai (US30) giảm hơn 300 điểm, đồng USD cũng giảm khi thị trường lo ngại sự yếu kém trong ngành sản xuất của Mỹ có thể khiến ngành dịch vụ, thị trường lao động và sự tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng theo. Triển vọng kinh tế không chắc chắn, thị trường chứng khoán biến động và giá dầu thô tương lai giảm. API dự trữ dầu thô Mỹ giảm giúp giá dầu thô tăng. Đồng yên và vàng phục hồi khi chỉ số Dow tương lai giảm vào tối qua, chỉ số USD giảm, tài sản trú ẩn quay trở lại.
Hôm nay, thị trường toàn cầu sẽ tập trung vào dữ liệu việc làm ADP của Mỹ nhằm dự đoán tỷ lệ thất nghiệp và bảng lương phi nông nghiệp của quốc gia này sẽ được công bố vào thứ Sáu; và chờ xem liệu kết quả trên có tác động đến sức mạnh của nền kinh tế Mỹ đúng như kỳ vọng hay không. Giá vàng và đồng yên sẽ tiếp tục tăng nếu chỉ số Dow tương lai không ngừng giảm.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 13:30 CPI hàng tháng của Thụy Sĩ trong tháng Chín **
- 19:15 ADP việc làm trong tháng Chín của Mỹ ***
- 21:30 EIA dự trữ dầu thô Mỹ **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0945/1.0960
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0900/1.0885

Hôm qua, tâm lý đầu tư đồng euro tiếp tục bị ảnh hưởng vì bình luận của Chủ tịch ECB; đồng euro vẫn không có xu hướng tăng. PMI sản xuất cuối cùng trong tháng Chín của Đức tăng nhẹ nhưng CPI ban đầu của Eurozone vẫn giảm. Đồng euro giảm xuống mức 1.0925 trong phiên Âu nhưng đã phục hồi trong phiên Mỹ nhờ PMI sản xuất ISM yếu kém. Cần theo dõi xem dữ liệu kinh tế của châu Âu và của Mỹ hôm nay có thúc đẩy đồng euro hay không, nhưng quan trọng hơn vẫn là kết quả ADP việc làm của Mỹ.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2320/1.2335
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2235/1.2220

Chỉ còn một tháng nữa là đến kỳ hạn Anh rời khỏi EU nhưng tình hình ở Anh vẫn bất ổn. Thị trường tin rằng thủ tướng Anh có thể đảo ngược kỳ hạn Brexit không điều kiện và hy vọng đồng bảng Anh sẽ phục hồi lên mức kháng cự 1.2360. Nếu dữ liệu ADP của Mỹ hôm nay không như kỳ vọng thì đồng bảng Anh sẽ tăng và đồng USD thì ngược lại.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6740/0.6755
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6690/0.6675

Đồng AUD giảm xuống mức 0.6685 vào tối qua. RBA không báo hiệu sẽ cắt giảm thêm, đồng AUD tiếp tục giảm. Nếu kết quả dữ liệu ADP của Mỹ hôm nay không đúng như thị trường kỳ vọng thì đồng AUD và đồng NZD được hưởng lợi, đồng USD bị ảnh hưởng tiêu cực.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 108.05/108.20
Ngưỡng hỗ trợ: 107.35/107.20

Chỉ số Dow tương lai và đồng USD (so với đồng yên) giảm khi PMI sản xuất ISM của Mỹ yếu kém. Cần quan tâm đến kết quả dữ liệu ADP của Mỹ hôm nay sẽ tác động đến chỉ số Dow và Nikkei tương lai cũng như tỷ giá USDJPY.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3235/1.3250
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3190/1.3175

Giá dầu tăng khi API dự trữ dầu thô giảm, đồng CAD giảm theo. PMI sản xuất của Mỹ giảm đã giúp đồng CAD phục hồi mạnh vào tối qua, đồng USD giảm. Bên cạnh đó, tình hình giá dầu quốc tế bị ảnh hưởng khiến giá dầu thô không được cải thiện. Sự sụt giảm của giá dầu và dữ liệu ADP sẽ ảnh hưởng đến xu hướng của USDCAD.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 54.55/55.05
Ngưỡng hỗ trợ: 53.25/52.90

Giá dầu thô tương lai của Mỹ giảm sau khi chỉ số quản lý thu mua của Chicago và chỉ số hoạt động doanh nghiệp của Fed Dallas giảm dưới mức kỳ vọng của thị trường. Nguồn cung dầu ở Saudi đang phục hồi, giá dầu thô được hỗ trợ. Nếu dữ liệu ADP đáp ứng kỳ vọng và cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung vào tuần sau có tiến tiển, thì giá dầu thô tương lai sẽ tăng cao hơn. Dầu thô hôm nay có thể giảm nếu dữ liệu việc làm của Mỹ không tăng.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1490/1492
Ngưỡng hỗ trợ: 1470/1468

Giá vàng cuối cùng đã phục hồi mức hỗ trợ 1463. Chỉ số Dow tương lai giảm do chỉ số PMI của Mỹ giảm. Nếu dữ liệu ADP của Mỹ trong hôm nay đánh bại kỳ vọng hoặc chỉ số Dow tương lai phục hồi thì giá vàng sẽ giảm, và ngược lại.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26830/27075
Ngưỡng hỗ trợ: 26530/26355

Chỉ số Dow tương lai đã giảm sau khi PMI sản xuất của Mỹ khiến thị trường thất vọng. Ngoài ra, chỉ số này sẽ hạn chế biến động và có thể tiếp tục giảm trong thời gian chờ kết quả dữ liệu ADP và bảng lương non-farm của Mỹ. Nếu dữ liệu ADP tốt hơn dự kiến và cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc có tiến triển, chứng khoán và chỉ số Dow tương lai sẽ được thúc đẩy.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 03/10/2019

Bảng lương phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Chín của Mỹ có thể gây thất vọng khi bảng lương ADP dưới mức kỳ vọng của thị trường. Chỉ số Dow tương lai tiếp tục giảm; giá vàng và bạc, đồng yên dự kiến tăng.

Đầu phiên Âu hôm nay, PMI dịch vụ trong tháng Chín của Đức và Eurozone, giá sản xuất trong tháng Tám và doanh số bán lẻ đều quan trọng. Đồng euro và đồng franc Thụy Sĩ sẽ tiếp tục tăng nếu dữ liệu trên đánh bại kỳ vọng của thị trường. Nhưng đồng bảng Anh sẽ giảm nếu chính phủ Anh vẫn không đạt được thỏa thuận với EU.

Hiện tại, đồng USD giảm vì PMI sản xuất và dữ liệu việc làm ADP trong tháng Chín của Mỹ đều yếu, giá kim loại quý tăng. Nếu dữ liệu Mỹ hôm nay không có kết quả tốt thì đồng USD tiếp tục yếu.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 14:45 Chủ tịch Fed Evans phát biểu
- 14:55 PMI dịch vụ cuối cùng của Đức trong tháng Chín ***
- 15:00 PMI dịch vụ cuối cùng của Eurozne trong tháng Chín
- 15:30 PMI dịch vụ trong tháng Chín của Anh **
- 16:00 PPI và doanh số bán lẻ hàng tháng của Eurozone ***
- 18:30 Cắt giảm việc làm ở Mỹ *
- 19:30 Báo cáo thất nghiệp của Mỹ ***
- 20:45 PMI dịch vụ Markit cuối cùng trong tháng Chín của Mỹ
- 21:00 PMI phi sản xuất ISM và đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ ***

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0980/1.1000
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0925/1.0905

Đồng euro phục hồi và có thể kiểm tra mức 1.1100. Cần chú ý đến khả năng đồng euro sẽ được thúc đẩy hơn nữa khi dữ liệu kinh tế từ Mỹ và châu Âu được công bố trong hôm nay. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1.0980 và 1.1000, mức hỗ trợ là 1.0925 và 1.0905.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2340/1.2360
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2270/1.2250

Anh vẫn phải đối mặt với những bất ổn và thách thức khi chưa đầy một tháng nữa là đến kỳ hạn rời khỏi EU. Đồng bảng Anh phục hồi lên mức 1.2360 khi dữ liệu kinh tế của Mỹ yếu kém. Cần theo dõi dữ liệu bảng lương non-farm trong tháng Chín của Mỹ, đồng bảng Anh hạn chế tăng và có thể giảm vào bất cứ lúc nào.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6740/0.6755
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6690/0.6675

RBA tạm hoãn cắt giảm thêm lãi suất trong lúc chờ đợi vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung lần thứ 13, đồng AUD hạn chế tăng. Nếu dữ liệu của Mỹ vẫn yếu thì đồng AUD và đồng NZD được hưởng lợi.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.35/107.55
Ngưỡng hỗ trợ: 106.70/106.50

Chỉ số Dow tương lai và đồng USD (so với đồng yên) giảm vì căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu leo thang. Hôm nay, nếu dữ liệu việc làm, đơn đặt hàng nhà máy và PMI phi sản xuất của Mỹ thấp hơn dự kiến thì đồng USD cũng như chỉ số Dow và Nikkei tương lai bị ảnh hưởng tiêu cực.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3355/1.3370
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3290/1.3275

PMI sản xuất và dữ liệu ADP trong tháng Chín của Mỹ giảm. Nhu cầu dầu thô, giá dầu thô và đồng CAD dự kiến giảm vì căng thẳng thương mại ở Mỹ. Tình hình giá dầu quốc tế vẫn chưa rõ ràng; đà giảm của giá dầu thô chưa được cải thiện. Mức kháng cự tham khảo là 1.3355 và 1.3370, mức hỗ trợ là 1.3290 và 1.3275.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 53.55/54.05
Ngưỡng hỗ trợ: 52.25/51.90

Dầu thô tương lai giảm sau khi PMI của Mỹ dưới mức kỳ vọng của thị trường và PMI sản xuất ISM giảm trong ba tháng liên tiếp. Nguồn cung dầu thô ở Saudi được phục hồi, giá dầu thô tiếp tục giảm. Hôm nay, cần chú trọng đến báo cáo thất nghiệp ban đầu và dữ liệu khác của Mỹ. Nếu dữ liệu tiếp tục giảm thì giá dầu bị ảnh hưởng.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1510/1512
Ngưỡng hỗ trợ: 1492/1490

Chỉ số Dow tương lai giảm; giá vàng phục hồi mức 1463 khi dữ liệu việc làm và PMI của Mỹ giảm, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu leo thang. Nếu dữ liệu của Mỹ và chỉ số Dow tương lai hôm nay phục hồi thì vàng sẽ giảm giá.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26235/26355
Ngưỡng hỗ trợ: 26005/25885

Dữ liệu ADP và PMI sản xuất của Mỹ gây thất vọng, chỉ số Dow tương lai giảm. Thị trường sẽ tập trung vào bảng lương phi nông nghiệp Mỹ. Nếu dữ liệu việc làm và dữ liệu kinh tế khác của Mỹ trong hôm nay đánh bại thị trường, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu được nới lỏng, chứng khoán tăng nhờ tâm lý đầu tư được cải thiện, thì chỉ số này có thể tăng.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 04/10/2019

Hôm nay, thị trường kỳ vọng rằng bảng lương phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Chín của Mỹ sẽ yếu kém sau khi kết quả ADP của quốc gia này dưới mức kỳ vọng của thị trường. Nếu mức lương trung bình trong tháng Chín của Mỹ thấp hơn kết quả lần trước, thì dữ liệu lạm phát và quyết định cắt giảm lãi suất của Fed cho đến cuối tháng Mười sẽ bị ảnh hưởng. PMI sản xuất của Dallas và Chicago trong tháng Chín giảm khi kết quả dữ liệu của Mỹ (PMI dịch vụ và sản xuất, bảng lương ADP) đều dưới mức kỳ vọng của thị trường. Chỉ số Dow tương lai tiếp tục giảm, vàng và đồng yên tăng. Mức lãi suất tương lai của Mỹ dự đoán khả năng Fed sẽ cắt giảm thêm.

Nếu kết quả bảng lương non-farm của Mỹ trong hôm nay yếu kém đúng như thị trường kỳ vọng thì đồng USD, chỉ số Dow tương lai và giá dầu thô sẽ giảm, vàng và đồng yên được hưởng lợi. Ngược lại, nếu dữ liệu việc làm và mức lương trung bình của Mỹ cao hơn kỳ trước thì Fed có thể cắt giảm lãi suất hơn nữa, sản lượng và tiêu dùng được thúc đẩy, giảm phát sẽ thấp hơn, chỉ số Dow và đồng USD được nâng lên, giá dầu tăng, nhưng vàng và đồng yên giảm.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 08:30 RBA công bố báo cáo ổn định tài chính trong nửa năm **
- 19:30 Tỷ lệ thất nghiệp và mức lương trung bình trong tháng Chín của Mỹ***
- 19:30 Bảng lương phi nông nghiệp trong tháng Chín của Mỹ ***
- 01:00 sáng sớm hôm sau, Chủ tịch Fed Powell phát biểu

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0995/1.1015
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0925/1.0905

Đồng euro phục hồi, đồng USD giảm khi PMI phi sản xuất trong tháng Chín của Mỹ giảm. Thị trường châu Âu đóng cửa, đồng euro được điều chỉnh. Dữ liệu kinh tế châu Âu và đồng euro tiếp tục yếu. Cần chú ý đến dữ liệu việc làm của Mỹ trong hôm nay. Nếu đồng USD phục hồi khi kết quả dữ liệu việc làm của Mỹ đánh bại kỳ vọng thị trường, đồng euro sẽ giảm xuống mức hỗ trợ 1.0925 hoặc 1.0905.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2400/1.2415
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2270/1.2250

Thủ tướng Anh đã gửi thư về kế hoạch mới đến EU và mong họ sẽ chấp nhận nới lỏng vấn đề biên giới ở Bắc Ireland cũng như giảm rủi ro cho nền kinh tế Anh. Nếu EU không chấp nhận kế hoạch trên thì Anh sẽ tiếp tục đối mặt với tình hình bất ổn một lần nữa. Hôm nay, cần quan tâm đến bảng lương phi nông nghiệp trong tháng Chín của Mỹ có thể ảnh hưởng đến đồng bảng Anh.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6770/0.6785
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6725/0.6710

Thị trường đang chờ đợi vòng đàm phán thươn mại lần thứ 13 vào tuần tới. Dữ liệu việc làm của Mỹ hôm nay được chú trọng. Đồng AUD và đồng NZD sẽ tăng nếu dữ liệu này yếu. Mức kháng cự là 0.6770 và 0.6785, mức hỗ trợ là 0.6725 hoặc 0.6710.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.35/107.55
Ngưỡng hỗ trợ: 106.60/106.45

Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu leo thang khi dữ liệu ADP và PMI sản xuất ISM yếu kém. Hôm qua, chỉ số Dow tương lai và đồng USD (so với đồng yên) giảm mạnh do chỉ số PMI phi sản xuất và đơn đặt hàng nhà máy của Mỹ đánh bại thị trường. Cần theo dõi bảng lương non-farm của Mỹ sẽ tác động đến tỷ giá USDJPY và chỉ số Dow và Nikkei tương lai. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 107.35 và 107.55, mức hỗ trợ là 106.60 và 106.45.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3355/1.3370
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3290/1.3275

Dữ liệu kinh tế yếu kém và căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc và châu Âu leo thang giúp đồng USD tăng nhưng giá dầu thô và đồng CAD không thể phục hồi. Nếu kết quả bảng lương non-farm của Mỹ thấp hơn so với kỳ trước thì giá dầu thô và đồng CAD sẽ tiếp tục giảm.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 53.55/54.05
Ngưỡng hỗ trợ: 51.25/50.85

PMI sản xuất giảm liên tiếp trong ba tháng, PMI phi sản xuất giảm khi chỉ số hoạt động doanh nghiệp của Fed Dallas và Chicago dưới mức kỳ vọng của thị trường. Giá dầu tương lai dự kiến phục hồi nhờ nhu cầu dầu ở Mỹ giảm. Hôm nay cần theo dõi dữ liệu của Mỹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1518/1520
Ngưỡng hỗ trợ: 1492/1490

PMI sản xuất và phi sản xuất cũng như dữ liệu việc làm của Mỹ giảm, căng thẳng thương mại giữa Mỹ với châu Âu leo thang, chỉ số Dow giảm, giá vàng phục hồi. Chỉ số Dow có thể phục hồi nhưng vàng sẽ giảm nếu bảng lương non-farm đánh bại thị trường. Cần theo dõi chỉ số Dow tương lai vì chỉ số này luôn nghịch đảo với xu hướng của giá vàng.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26235/26355
Ngưỡng hỗ trợ: 26005/25885

Chỉ số Dow giảm khi bảng lương ADP, chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ của Mỹ khiến thị trường thất vọng. Mức lãi suất tương lai của Mỹ cho thấy cơ hội cắt giảm thêm lãi suất và ổn định chỉ số Dow tương lai. Thị trường đang hy vọng kết quả bảng lương non-farm và dữ liệu khác của Mỹ đánh bại thị trường, căng thẳng giữa Mỹ và châu Âu được nới lỏng, tâm lý đầu tư được cải thiện giúp chứng khoán và chỉ số Dow có cơ hội được phục hồi.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường Forex ngày 07/10/2019

Kết quả dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp Mỹ thấp hơn kỳ vọng của thị trường, mức lương trung bình hàng tháng và hàng năm giảm hơn nửa năm, tỷ lệ thất nghiệp giảm khiến thị trường bất ngờ. Tuy nhiên, thị trường đã hy vọng dữ liệu việc làm của Mỹ giảm để chỉ số Dow tương lai và đô la Mỹ giảm theo. Bên cạnh đó, chỉ số Dow tương lai phục hồi mạnh lên mức 26,588. Ngoài ra, Fed có thể cắt giảm lãi suất do mức lương trung bình và lạm phát giảm, và vòng đàm phán thương mại lần thứ 13 giữa Mỹ và Trung Quốc hy vọng sẽ có tiến triển. Đồng USD bị tác động bởi những thông tin trên, chỉ số USD bắt đầu yếu dần.

Hôm nay, thị trường sẽ không bị tác động bởi dữ liệu hoặc những bình luận nào khác. Trong phiên Âu, đơn đặt hàng sản xuất trong tháng Tám của Đức và tâm lý đầu tư Sentix trong tháng Mười của Eurozone sẽ gây áp lực lên đồng euro. Chỉ số giá nhà hàng quý Halifax trong tháng Chín có thể tác động lên đồng bảng Anh. Trong phiên Mỹ, ngoài chỉ số xu hướng việc làm trong tháng Chín, chúng ta cần lưu ý đến những bình luận của Tổng thống Trump có thể khiến thị trường biến động. Thị trường châu Âu được tin rằng sẽ ổn định hơn sau giờ đóng cửa.

Thông tin và sự kiện quan trọng ngày hôm nay:

Ghi chú: * là mức độ quan trọng

- 13:00 Đơn đặt hàng sản xuất trong tháng Tám của Đức **
- 14:30 Chỉ số giá nhà Halifax trong tháng Chín của Anh **
- 15:30 Chỉ số niềm tin đầu tư Sentix của Eurozone **
- 21:00 Chỉ số xu hướng việc làm trong tháng Chín của Mỹ **

EURUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.0995/1.1015
Ngưỡng hỗ trợ: 1.0955/1.0935

Bảng lương phi nông nghiệp và mức lương trung bình trong tháng Chín của Mỹ dưới mức kỳ vọng của thị trường. Đồng USD giảm, đồng euro biến động và chạm mức 1.0995. Nếu dữ liệu kinh tế của châu Âu hôm nay mạnh hơn thì đồng euro có thể phục hồi.

GBPUSD

Ngưỡng kháng cự: 1.2360/1.2380
Ngưỡng hỗ trợ: 1.2270/1.2250

Tình hình ở Anh vẫn bất ổn dù chỉ còn 20 ngày nữa là đến lúc rời khỏi EU. Anh sẽ tiếp tục đối mặt với những bất ổn và đồng bảng Anh không thể phục hồi nếu cuộc đàm phán Brexit giữa Anh và EU không đạt kết quả. Sự sụt giảm của bảng lương non-farm và mức lương trung bình trong tháng Chín của Mỹ cần được chú trọng, đồng bảng Anh sẽ hạn chế giảm nếu những kỳ vọng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất tăng cao.

AUDUSD

Ngưỡng kháng cự: 0.6770/0.6785
Ngưỡng hỗ trợ: 0.6725/0.6710

Thị trường đang hy vọng cuộc đàm phán thương mại lần thứ 13 giữa Mỹ và Trung Quốc trong tuần này đạt kết quả tốt, đồng AUD sẽ tăng. Đồng AUD và đồng NZD được hưởng lợi nhưng đồng USD giảm vì dữ liệu việc làm yếu kém của Mỹ và Fed có khả năng sẽ cắt giảm lãi suất.

USDJPY

Ngưỡng kháng cự: 107.15/107.35
Ngưỡng hỗ trợ: 106.65/106.50

Chỉ số Dow và Nikkei tương lai cũng như đồng USD (so với đồng yên) giảm vì kết quả dữ liệu bảng lương non-farm của Mỹ không như kỳ vọng. Đồng USD có khả năng tăng lên mức 107.35 nếu kết quả của cuộc đàm phán Mỹ-Trung sắp tới giúp chỉ số Dow và Nikkei tương lai tăng. Cần theo dõi xu hướng của chỉ số Dow sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá USDJPY.

USDCAD

Ngưỡng kháng cự: 1.3325/1.3340
Ngưỡng hỗ trợ: 1.3290/1.3275

Căng thẳng trong thương mại và dữ liệu việc làm yếu kém của Mỹ có thể khiến nhu cầu dầu thô giảm. Xu hướng giá dầu quốc tế vẫn chưa rõ ràng và đà sụt giảm của giá dầu thô chưa được cải thiện. Chúng tôi dự đoán rằng đồng USD có thể tăng lên mức 1.3340 so với đồng CAD nếu giá dầu thô giảm một lần nữa; ngược lại đồng USD sẽ giảm xuống mức 1.3275.

Dầu thô tương lai của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 53.15/53.55
Ngưỡng hỗ trợ: 51.90/51.55

Trước đó, chỉ số PMI của Chicago và hoạt động doanh nghiệp của Fed Dallas giảm dưới mức kỳ vọng của thị trường, PMI ISM của Mỹ giảm trong ba tháng liên tiếp, PMI phi sản xuất giảm lần đầu tiên. Sau khi bảng lương ADP của Mỹ giảm thì bảng lương non-farm trong tháng Chín cũng yếu theo, nhu cầu dầu thô ở Mỹ tăng và giá dầu tương lai sẽ thấp hơn. Hiện tại, thị trường đang lo ngại về cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Nếu cuộc đàm phán này có tiến triển thì dầu thô sẽ tăng giá, và ngược lại.

XAUUSD

Ngưỡng kháng cự: 1512/1514
Ngưỡng hỗ trợ: 1497/1495

PMI sản xuất và phi sản xuất ISM của Mỹ cho thấy rằng dữ liệu việc làm và mức lương trung bình trong tháng Chín ở Mỹ đã giảm. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và châu Âu gia tăng khiến lạm phát và nền kinh tế ở Mỹ đi xuống, Fed có thể xem xét cắt giảm lãi suất và đó là lý do giúp giá vàng phục hồi. Cần theo dõi mức kháng cự 1512 hoặc 1514, mức hỗ trợ là 1497 và 1495.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

Ngưỡng kháng cự: 26660/26815
Ngưỡng hỗ trợ: 26265/26110

Chỉ số Dow tương lai giảm trước khi có dữ liệu của Mỹ gồm bảng lương phi nông nghiệp yếu kém trong tháng Chín cũng như PMI sản xuất và dịch vụ khiến thị trường thất vọng. Mức lãi suất của Mỹ cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất đang gia tăng và chỉ số Dow tương lai sẽ phục hồi. Bên cạnh đó, thị trường sẽ tập trung vào tâm lý đầu tư sau khi cuộc đàm phán Mỹ-Trung diễn ra vào thứ Năm. Vào tuần trước, chúng tôi đã dự đoán chỉ số này sẽ phục hồi. Hiện tại, chỉ số Dow tiếp tục tăng vì không có bình luận nào ảnh hưởng đến cuộc đàm phán sắp tới.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 
ATFX - Phân tích thị trường ngày 08/10/2019

Thị trường kỳ vọng Fed có thể cắt giảm lãi suất trong tháng này. Bên cạnh đó, kỳ vọng sự đồng thuận về thương mại nhằm cải thiện căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, giúp giảm rủi ro thị trường, vàng và bạc giảm.

Trong phiên giao dịch châu Âu ngày hôm nay, chúng ta hãy theo dõi dữ liệu thất nghiệp trong tháng 9 của Thụy Sĩ và sản lượng công nghiệp tháng 8 của Đức, vì chúng sẽ ảnh hưởng đến xu hướng đồng franc Thụy Sĩ và Euro. Khi thời gian Brexit cận kề, đồng bảng Anh có thể sụt giảm bởi cuộc đàm phán không mang tính xây dựng giữa quốc hội Anh và EU. Trong phiên giao dịch Mỹ thì chúng ta nên lưu ý PPI tháng 9 của Mỹ, bài phát biểu của các quan chức Fed và chủ tịch.

Dữ liệu và sự kiện tài chính quan trọng ngày hôm nay

Lưu ý: * là mức độ quan trọng

06:50 Tài khoản giao dịch tháng 8 của Nhật Bản *
08:45 Dịch vụ PMI tháng 9 của Caixin Trung Quốc **
12:45 Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 của Thụy Sĩ **
13:00 sản lượng công nghiệp trong tháng 8 của Đức ***
17:00 Chỉ số niềm tin doanh nghiệp nhỏ của Mỹ NFIB **
19:30 PPI tháng Chín của Mỹ ***
Ngày hôm sau 00:35 Fed Evans phát biểu **
Ngày hôm sau 00:50 Chủ tịch Fed phát biểu ***
Ngày hôm sau 03:30 dự trữ dầu thô API của Mỹ ***


EURUSD

1.0995/1.1015
1.0955/1.0935

Thất nghiệp trong tháng 9 của Thụy Sĩ và sản lượng công nghiệp tháng 8 của Đức được kỳ vọng là cải thiện so với tháng trước, dữ liệu kinh tế của Mỹ yếu, đồng USD có thể giảm và đồng Euro có cơ hội phục hồi, nhưng khó có thể kháng cự 1.1000. Nếu PPI tháng 9 của Mỹ hôm nay giảm và các bài phát biểu của các quan chức Fed hoặc Chủ tịch Fed xác nhận rằng Fed đang xem xét cắt giảm lãi suất vào cuối tháng này, thì Euro có thể kiểm tra hoặc phá vỡ mức kháng cự sau đợt điều chỉnh hiện tại.

GBPUSD

1.2360/1.2380
1.2270/1.2250

Brexit là một vấn đề nghiêm trọng. Như đã đề cập ở trên, thời hạn để Anh rời khỏi EU đang đến gần, và các cuộc đàm phán Brexit giữa Anh và EU vẫn không diễn ra suôn sẻ. Theo phân tích cơ bản thì đồng bảng Anh sẽ giảm với mục tiêu đầu tiên là 1.22 và mở rộng đà giảm xuống 1.21. Nếu có bất kỳ thỏa thuận thuận lợi nào kích thích đồng bảng Anh, thì nó có thể kiểm tra mức kháng cự 1.2380.

AUDUSD

0.6770/0.6780
0.6725/0.6715

Thứ Năm tuần này là vòng đàm phán thương mại thứ 13 của Mỹ và Trung Quốc, bất kỳ tin tốt nào xuất hiện cũng có khả năng giúp đồng đô la Úc tăng giá. Theo phân tích kỹ thuật, nếu đồng đô la Úc bám sát mức hỗ trợ 0.6725 đến 0.6715 thì nó có khả năng tăng trở lại mức kháng cự 0.6780, nhiều khả năng sẽ tăng mức 0.68.

USDJPY

107.45/107.70
107.05/106.90

Hợp đồng tương lai chỉ số Dow và chỉ số Nikkei tăng khi tâm lý đầu tư tăng trước cuộc đàm phán thương mại sắp tới của Mỹ và Trung Quốc, trong khi USDJPY cũng tăng. Chỉ số tương lai của Dow, sẽ dẫn dắt xu hướng của đồng USD so với xu hướng đồng yên. Về mặt kỹ thuật, sóng phục hồi của USDJPY gần mức giá hiện tại lần lượt là 107.45 và 107.70. Hỗ trợ là 107.05 và 106.90.

USDCAD

1.3325/1.3340
1.3290/1.3275

Thương mại và niềm tin quốc tế vẫn còn căng thẳng, xu hướng giá dầu không chắc chắn, giá dầu thô tiếp tục giảm mà không có sự cải thiện đáng kể và USDCAD đang thử nghiệm khả năng kháng cự. Trong ngắn hạn, thị trường tập vào trung sản lượng công nghiệp của Đức vào tháng 8, PPI vào tháng 9 của Mỹ và dự trữ dầu thô của Mỹ. Ngoài ra, các quan chức và chủ tịch Fed sẽ phát biểu, nó sẽ ảnh hưởng đến giá dầu thô. Nếu giá dầu thô giảm do dữ liệu sản xuất yếu ở châu Âu và Mỹ, và dự trữ dầu thô tăng mạnh thì tỷ giá USDCAD có thể kiểm tra mức kháng cự 1.3325 hoặc 1.3340.

Dầu thô tương lai của Mỹ

53,55/53,90
52,15/51,75

PMI sản xuất của Hoa Kỳ giảm tháng thứ ba liên tiếp và PMI phi sản xuất giảm lần đầu tiên. ADP của Mỹ và bảng lương phi nông nghiệp chính thức của Mỹ yếu trong tháng 9, giá dầu tương lai giảm do lo ngại về tác động đối với nhu cầu dầu thô. Hiện tại, thị trường tập trung vào sự thành công của các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước mắt, điều quan trọng là chung ta phải theo dõi dữ liệu sản xuất của châu Âu và Mỹ ngày hôm nay, dự trữ dầu thô và phát biểu của chủ tịch Fed

Vàng

1510/1512
1489/1487

Nếu sản lượng công nghiệp của Đức trong tháng 8 hoặc giá sản xuất tháng 9 của Mỹ yếu. Bất kỳ ý kiến cắt giảm lãi suất nào từ Fed cũng hỗ trợ cho sự phục hồi của giá vàng. Hiện tại, thị trường đang chờ đợi dữ liệu kinh tế trên. Nếu tất cả các dữ liệu đều yếu, thì Fed sẽ cắt giảm lãi suất sớm. Hoặc các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc có thể sụp đổ mà không có tiến triển. Những điều này sẽ thể kích thích giá vàng tăng mạnh. Về mặt kỹ thuật, mức kháng cự là 1518 và 1520, hỗ trợ tại 1465 và 1463 đang được theo dõi.

Chỉ số Dow Jones của Mỹ

26660/26815
26265/26110

Hầu hết dữ liệu tháng 9 của Mỹ đã giảm, dưới mức kỳ vọng của thị trường và chỉ số Dow cũng giảm theo. Với các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ hiện tại, một phần của môi trường đầu tư được cải thiện, chỉ số tương lai của Dow đã tăng. Nếu có bất kỳ tin tức tiêu cực nào từ cuộc đàm phán thương mại, tâm lý đầu tư đã giảm thì chỉ số Dow sẽ giảm. Chỉ số Dow cũng có thể giảm nếu ông Trump phát biểu và phá hủy cuộc đàm phán thương mại lần thứ 13.

Theo ông Martin Lam - ATFX Chief Analyst of Asia Pacific
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,377
Messages
7,070,802
Members
170,497
Latest member
chienthan2024

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom