Tính đến ngày 6.7, số lượng Sàn Giao Dịch Tiền Điện Tử trên toàn cầu ở mức 500, giảm so với mức cao được ghi nhận trong những tháng trước. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, con số này là 525 vào ngày 6.6, như vậy lĩnh vực tiền điện tử đã mất 25 sàn giao dịch chỉ trong 30 ngày.
Việc các sàn giao dịch tiền điện tử bị xóa sổ một phần liên quan đến tình trạng sụt giảm giá trị của thị trường tiền điện tử nói chung, khi một số doanh nghiệp trong ngành đang tìm kiếm lối ra. Bên cạnh sự suy thoái của thị trường tiền điện tử, các sàn giao dịch còn bị ảnh hưởng bởi những điều kiện kinh tế vĩ mô khác, chẳng hạn như lạm phát gia tăng khiến việc duy trì hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn hơn.
Tình trạng bán tháo các loại tiền điện tử chính như Bitcoin có tương quan với sự sụt giảm rộng hơn trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Cuộc khủng hoảng càng thêm sâu sắc bởi sự cố hệ sinh thái Terra (LUNA), một sự kiện dường như đã làm xói mòn lòng tin đối với lĩnh vực tiền điện tử.
Đáng chú ý, các sàn giao dịch nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì một số nhà đầu tư đã chọn giữ tài sản để chờ đợi đợt phục hồi thị trường tiếp theo. Ngoài ra, sự leo thang của thị trường (bear market), thuật ngữ mô tả trạng thái thị trường suy giảm kéo dài, cũng buộc các nhà đầu tư bán lẻ phải rời khỏi thị trường.
Điều thú vị là biến động giá đã không bỏ qua các sàn giao dịch lớn, buộc họ phải điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh. Ví dụ, sàn giao dịch hàng đầu ở Mỹ Coinbase đã phải “đóng băng” hoạt động tuyển dụng.
Mặc dù thị trường tiền điện tử tương đối mới, nhưng một số nhà quan sát thị trường tin rằng việc đóng cửa các sàn giao dịch có thể có lợi cho lĩnh vực này. Họ cho rằng thị trường gấu là cơ hội tuyệt vời để loại bỏ các thực thể tiền điện tử không nghiêm túc.
Việc các sàn giao dịch tiền điện tử bị xóa sổ một phần liên quan đến tình trạng sụt giảm giá trị của thị trường tiền điện tử nói chung, khi một số doanh nghiệp trong ngành đang tìm kiếm lối ra. Bên cạnh sự suy thoái của thị trường tiền điện tử, các sàn giao dịch còn bị ảnh hưởng bởi những điều kiện kinh tế vĩ mô khác, chẳng hạn như lạm phát gia tăng khiến việc duy trì hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn hơn.
Các công ty tiền điện tử điều chỉnh kế hoạch
Các công ty tiền điện tử thường phản ứng với khủng hoảng bằng cách đánh giá lại kế hoạch của họ cho tương lai, và việc chọn không tham gia vào ngành công nghiệp này dường như đang là một trong những lựa chọn phổ biến.Tình trạng bán tháo các loại tiền điện tử chính như Bitcoin có tương quan với sự sụt giảm rộng hơn trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Cuộc khủng hoảng càng thêm sâu sắc bởi sự cố hệ sinh thái Terra (LUNA), một sự kiện dường như đã làm xói mòn lòng tin đối với lĩnh vực tiền điện tử.
Đáng chú ý, các sàn giao dịch nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất, vì một số nhà đầu tư đã chọn giữ tài sản để chờ đợi đợt phục hồi thị trường tiếp theo. Ngoài ra, sự leo thang của thị trường (bear market), thuật ngữ mô tả trạng thái thị trường suy giảm kéo dài, cũng buộc các nhà đầu tư bán lẻ phải rời khỏi thị trường.
Điều thú vị là biến động giá đã không bỏ qua các sàn giao dịch lớn, buộc họ phải điều chỉnh lại hoạt động kinh doanh. Ví dụ, sàn giao dịch hàng đầu ở Mỹ Coinbase đã phải “đóng băng” hoạt động tuyển dụng.
Mặc dù thị trường tiền điện tử tương đối mới, nhưng một số nhà quan sát thị trường tin rằng việc đóng cửa các sàn giao dịch có thể có lợi cho lĩnh vực này. Họ cho rằng thị trường gấu là cơ hội tuyệt vời để loại bỏ các thực thể tiền điện tử không nghiêm túc.
Attachments
Last edited by a moderator: