Cứu 1 Mạng Người Còn Hơn Xây 7 Bức Phù Đồ

chemgio

Moderator
Joined
Nov 7, 2010
Messages
3,404
Reactions
4,468
MR
20.042
Insuree Balance
2242|100
Ông bà ta thường hay nói cứu 1 mạng người còn hơn xây 7 ngôi chùa,nhưng 2 vợ chồng bác Chúc đã cứu trên 200 người,có lẽ việc làm của 2 bác có ý nghĩa quá lớn không thể nào toan tính bằng cách thông thường được,làm chỉ vì cái tâm ,không nhận quà cáp của người được cứu,không có công cụ để bảo hộ cho tính mạng của mình,do dòng nước ở cầu bình lợi chảy rất xiết thế mà vẫn vì mọi người quên mình,mơ ước của 2 bác bây giờ chỉ là có 1 chiếc ghe mới hơn để có thể cứu nhiều người hơn nữa do chiếc ghe hiện tại đã quá cũ nát, mặc dù báo dân trí đã đưa bài này lên mục nhân đạo nhưng mình vẫn post lại bài này ở forum hy vọng có thêm nhiều mạnh thường quân đọc bài báo này để giúp cho 2 bác ,trước là đủ tiền mua chiếc ghe mới ,sau là mua thêm phương tiện bảo hộ cho bản thân bác khi cứu người ,3 là giúp cho 2 bác có thêm được cuộc sống tươm tất hơn 1 tý so với hiện tại ,2 bác xứng đáng nhận được điều đó ,mơ ước của 2 bác có thể trở thành hiện thực hay không ,bao nhiêu mạng sống trong tương lai có thể được giữ lại trên cõi đời này hay không là tùy thuộc vào những gì các mạnh thường quân làm ngày hôm nay ,mình post lại toàn bộ thông tin bên báo dân trí ngay cả chi tiết liên lạc của bác để nếu ai muốn ủng hộ trực tiếp thì ủng hộ, ai muốn ủng hộ qua báo dân trí thì ủng hộ,còn riêng mình thì giao cho vicgiap đi ủng hộ trực tiếp gặp mặt bác luôn ,cũng như nếu ai muốn tham gia ủng hộ trực tiếp với tụi mình thì có thể đóng góp và đi cùng luôn ,topic này mình sẽ quyên góp trong vòng 1 tuần nhé
đây là thông tin vcb,dab và pm của vicgiap mọi người có thể gởi vào đây
trần văn giáp
Dab: 0107650182
Vcb: 0531000270456
PM :U1477349
mình là người ủng hộ đầu tiên 500k nhé

Số tiền chuyển khoản 500,000 VND
Số tiền bằng chữ Năm trăm ngàn đồng
Tài khoản ghi có 0531000270456
Tên chủ tài khoản ghi có TRAN VAN GIAP
Nội dung chuyển tiền a goi cho em 500k ung ho cho bac chuc
Giao dịch chuyển khoản thành công!
Cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ của Vietcombank!

Nỗi day dứt của “hiệp sĩ” cứu gần 200 người trên sông Sài Gòn

(Dân trí) - Thấy bóng người rơi xuống, ông Ba Chúc bật dậy nổ máy ghe lao đến hiện trường. Chiếc ghe gỗ già nua, ì ạch vượt sóng, dù vặn hết ga nhưng ông vẫn không kịp tiếp cận. Hình ảnh nạn nhân bị dòng nước nhấn chìm cứ đeo bám mãi người đàn ông này.

Khắc tinh của “Hà bá”
3-07901.jpg

Bất kể ngày đêm, hễ có người gặp nạn, ông Ba Chúc sẵn sàng lao ngay ra ứng cứu

Gần 40 năm neo ghe trên dòng sông Sài Gòn, ông Nguyễn Văn Chúc (56 tuổi, tên thường gọi Ba Chúc) được xóm chài biết đến như khắc tinh của “thần chết”. Ông đã giành giật với “Hà bá” để giữ lại sự sống cho gần 200 người rơi xuống sông và vớt hàng trăm xác chết trôi dạt để thân nhân của họ có cơ hội nhận dạng, đưa về mai táng.
Chiếc ghe gỗ rộng khoảng 4m2 là nơi ở của ông Ba Chúc và bà Nguyễn Thị Hinh (54 tuổi, vợ ông Chúc) sinh sống. Cả hai ông bà đều là người miền Bắc nhưng lại sống cuộc đời lênh đênh trên ghe như những ngư dân Nam bộ đã gần hết một đời người. Từ năm 8 tuổi, ông Ba Chúc đã theo cha đến khu vực bến Bình Lợi (nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức) neo đậu, làm nghề chài lưới.
Sẽ không có gì đáng nói nếu cuộc sống của ông Ba Chúc chỉ gói gọn trong chiếc ghe với những bình dị của cuộc sống thường ngày hay với những mẻ lưới chài nặng cá.
Sông Sài Gòn nơi cầu Bình Lợi đã có trên 100 tuổi bắc ngang có lòng sông rộng và rất sâu. Từ nhiều năm về trước, cầu Bình Lợi là nơi nổi tiếng về những rủi ro và cũng là nơi để nhiều người tìm đến cái chết. Từ lúc còn thơ đến khi tóc đã hoa râm, vợ chồng ông Ba Chúc từng chứng kiến biết bao biến động, đẫm nước mắt trên dòng sông này. Những mảnh đời có hoàn cảnh éo le, đáng thương đã tìm đến nơi này gieo mình xuống dòng nước để kết thúc mọi bi kịch.
Dù những người rơi xuống sông là rủi ro hay cố tình, vợ chồng ông Ba Chúc vẫn ngày đêm quyết không để thủy thần cướp đi sinh mạng của những phận đời bất hạnh.
“Mình thấy người ta rơi xuống thì việc cần thiết nhất là cứu sống họ. Sau đó, sẽ hỏi cụ thể nguyên nhân ra làm sao. Có vài lần tôi chạy ra đến nơi thì nạn nhân đã chìm mất, lặn mò mãi mà vẫn không thấy, tôi rảo ghe cả đêm chỉ mòng giữ lại được xác của người xấu số” – Ông Ba Chúc tâm sự.
9-07901.jpg

Ông Ba Chúc được biết đến như "hiệp sĩ" trên sông
2-07901.jpg

Chiếc ghe gỗ cũ kỹ, rách nát này đã theo "hiệp sĩ" trên sông hơn 40 năm qua

Trong quãng thời gian neo ghe trên dòng sông Sài Gòn, ông Ba Chúc được xem như khắc tinh của “Hà bá”. Từ ngày ông sinh sống trên ghe đến nay, không ghi chép cụ thể các trường hợp nhưng nhẩm lại tính trung bình mỗi năm có khoảng 5 trường hợp được ông cứu sống. Như vậy, gần 40 năm, ông đã đem lại sự sống cho gần 200 con người. Có người sau khi được cứu sống đã nhận vợ chồng ông là cha mẹ nuôi, có người mang trà thuốc cảm tạ ơn cứu mạng.
Khi được hỏi về động lực nào để ông gắn bó với công việc “cướp cơm Hà bá” suốt mấy chục năm qua, ông Ba Chúc mỉm cười cho biết ông làm việc này xuất phát từ cái tâm, người được cứu không phải tốn cho ông một đồng nào dù đó là nghĩa cử tạ ơn. “Làm sao mà nhận được? Người ta tìm đến cái chết là lâm vào ngõ cụt. Hãy để lòng thanh thản hãy để phúc đức lại cho con cháu. Thế cho nên tôi rất thoải mái, dù rất nghèo” – Ông Chúc tâm sự.
Nỗi day dứt của “hiệp sĩ” trên sông
5-07901.jpg

Dù cứu được gần 200 người nhưng ông Ba Chúc không khỏi day dứt trước những vụ thấy nạn nhân vũng vẫy rồi chìm nghỉm mà không thể đến kịp

Chuyện vợ chồng ông Ba Chúc cứu người trên sông không còn là chuyện lạ. Ở đoạn sông này ai cũng biết và thầm phục cách sống của ông bà. Dù là đêm hay ngày, dù là mưa gió hay nắng gắt hễ có tin có người rơi xuống sông là đôi vợ chồng già không ngần ngại, tức tốc đi ngay.
Ông Ba Chúc nhớ lại một đêm cuối tháng 4/2013, nghe tiếng kêu cứu từ cầuBình Lợi vọng lại, vợ chồng ông liền nổ máy ghe chạy ngay đến đến chỗ có người cầu cứu, phát hiện được nạn nhân, ông Ba Chúc vồ sợi dây thừng ở mũi ghe cột chặt một đầu vào tay rồi lao mình xuống nước. Chỉ bằng vài động tắc ngọn nhẹ, ông đã giữ được cô gái rồi lần theo sợi dây thừng bơi vào.
Sau đó, bà Hinh làm đủ các động tác sơ cứu. Cô gái tỉnh lại, trước mắt ông bà, một cô gái khoảng 25 tuổi rất đẹp. Bà hỏi sơ qua lý do tìm đến cái chết, cô gái nức nở cho biết từ Vũng Tàu lên đây học nghề rồi yêu. Tình duyên trắc trở nên muốn kết liễu cuộc đời. Không thiết sống nhưng sau khi được cứu cô mới thấy được giá trị của sự sống. Cả ông bà cũng đã tìm lời khuyên giải, động viên và cô gái đã lấy lại được niềm tin, hứa với ân nhân sẽ không làm điều gì dại dột nữa.
8-07901.jpg

Tấm bằng khen mà "hiệp sĩ" trên sông nhận được

Gần đây nhất, vào đêm 18/9, nghe tiếng tri hô có người nhảy cầu, lập tức vợ chồng ông Ba Chúc nổ máy ghe lao ngay đến hiện trường. Chiếc ghe gỗ già nua, ì ạch vượt sóng, dù vặn hết ga nhưng ông vẫn không kịp tiếp cận. Nạn nhân chới với rồi bị dòng nước chảy xiết nhấn chìm, suốt đêm ấy vợ chồng ông không thể chợp mắt, nỗi day dứt vì không thể đến kịp giúp người bị nạn cứ đeo bám cặp chồng ngư dân này.
Hai ngày sau, ông Ba Chúc được một bạn chài thông báo có xác người nổi lên cách cầu Bình Lợi khoảng 200m, lập tức ông Chúc đến nơi, cột xác nạn nhân đưa vào bờ rồi trình báo cơ quan công an địa phương. Buồn hơn, khi ông Chúc nhận ra xác chết này chính là người mà ông không kịp cứu 2 đêm trước đó.
Điều khiến vợ chồng “hiệp sĩ” trên sông không ngừng day dứt là những lần thấy người bị nạn mà không kịp ứng cứu. Nguyên nhân chính của nỗi day dứt này được ông Ba Chúc tâm sự là do chiếc thuyền ghép bằng gỗ của ông đã quá cũ kỹ. “Chiếc ghe này từ đời ông già tôi để lại, sử dụng cũng đã được hơn 40 năm, nó quá già nua không còn thích hợp với sống nước hiện nay nữa. Dù lòng tôi muốn lao nhanh đến chỗ người bị nạn nhưng chiếc ghe cứ ì ra, không lướt đi được nên đành gậm ngùi nhìn họ vũng vẫy, chìm nghỉm” – Ông Chúc chua xót.
7-07901.jpg

Vợ chồng ông Ba Chúc mưu sinh chủ yếu bằng nghề chài lưới trên sông

Không ít lần, vợ chồng “hiệp sĩ” trên sông đành “bó tay” vì chiếc ghe không thể rẽ sóng nhanh hơn nên đành nhìn người ta chết mà không thể cứu. “Với đặc thù trong việc cứu người gặp nạn thì loại ghe đúc bằng nhựa bây giờ là hợp nhất. Nhưng nghề chài lưới của tôi hiện nay có giỏi mỗi ngày chỉ kiếm được hơn 100.000 đồng, vợ tôi thì đang bị tiểu đường cùng cần chữa chạy. Lấy đâu ra hơn 20 triệu đồng mà mà sắm ghe đúc bằng nhựa chứ” – Ông Ba Chúc chia sẻ. Rời khỏi chiếc ghe của vợ chồng ông Ba Chúc, nhiều bà con nơi đây gọi với,góp ý nên kêu gọi các nhà hảo tâm giúp ông một chiếc ghe nhựa thay thế chiếc ghe gỗ cũ kỹ đã dùng hơn 40 năm nay. Nếu được vậy, “hiệp sĩ”’ trên sông sẽ có cơ hội cứu giúp những người bất hạnh, kém may mắn, trong lúc suy nghĩ nông cạn mà gieo mình xuống sông.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
  1. Mã số 1173: Ông Nguyễn Văn Chúc (thường gọi Ba Chúc, 56 tuổi) – Ngư dân xóm chài dưới chân cầu Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
ĐT: 0909.850.546
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: [email protected]
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Trung Kiên
sưu tầm từ báo dân tri link ở đây http://dantri.com.vn/tam-long-nhan-...uu-gan-200-nguoi-tren-song-sai-gon-783494.htm
 
Last edited:
tiền bảo hiểm của thớt để không kìa :)
 
tiền bảo hiểm của thớt để không kìa :)
khi thớt post bài thì thớt luôn là người ủng hộ đầu tiên :D
 
"còn riêng mình thì đang bàn bạc với vicgiap xem nếu được thì ủng hộ trực tiếp gặp mặt bác luôn ,cũng như nếu ai muốn tham gia ủng hộ trực tiếp với tụi mình thì có thể đóng góp và đi cùng luôn ,chi tiết thì mình sẽ báo sau vì còn đang bàn bạc với vicgiap"

Rất tốt. Đề cao tinh thần "Nhường cơm, sẻ áo" của thớt, vicgiap và các a e trong forum. Tôi cũng muốn tham gia đóng góp và đi cùng các bạn, nếu bàn bạc xong, thớt báo giúp tôi nhé.

----------

Thiết nghĩ, 20tr (khoảng 1,000$) đối với một số member trong forum chúng ta là không lớn lắm (thử dạo 1 vòng box Money Exchange, thấy các bác ex tiền ầm ầm :)) nhưng với nhiều mảnh đời bất hạnh như vợ chồng bác Chúc đây là cả một gia tài, số tiền đó có thể giúp họ sống được nhiều năm vì vậy hy vọng các a e chung tay ủng hộ kế hoạch của chủ thớt. Sức tới đâu chia sẻ tới đó, nhiều góp nhiều, ít giúp ít, không góp của thì cũng góp công bằng cách chia sẻ thông tin này với người thân, bạn bè và ở các diễn đàn khác, các trang mạng công cộng, facebook...

Mong forum mmo4me ngày càng lớn mạnh và thành một khối đoàn kết, thống nhất.
 
đã cập nhật thông tin nhận tiền ,ai muốn ủng hộ và đi cùng thì ủng hộ nha anh em thanks
 
của ít lòng nhiều nhé thớt :)

Amount 300,000 VND
Amount in words Ba trăm ngàn đồng
Credit account 0531000270456
Beneficiary name TRAN VAN GIAP
Content ung ho cho bac Chuc
Charge type Exclude
Charge amount 0 VND
Order No 2709130723348001
Time 27/09/2013 07:55:15
Transfer successful!
Thank you for banking with Vietcombank!​
 
của ít lòng nhiều nhé thớt :)

Amount 300,000 VND
Amount in words Ba trăm ngàn đồng
Credit account 0531000270456
Beneficiary name TRAN VAN GIAP
Content ung ho cho bac Chuc
Charge type Exclude
Charge amount 0 VND
Order No 2709130723348001
Time 27/09/2013 07:55:15
Transfer successful!
Thank you for banking with Vietcombank!​
Chị Như rất tích cực, từ lời đề nghị lần đầu tiên gặp chị...chúc chị sức khỏe và kiếm nhiều tiền...
 
Của ít lòng nhiều nhé ;)
Số tiền chuyển khoản 200,000 VND
Số tiền bằng chữ Hai trăm ngàn đồng
Tài khoản ghi có 0531000270456
Tên chủ tài khoản ghi có TRAN VAN GIAP
Nội dung chuyển tiền tien ung ho cho bac chuc
Phí Phí người chuyển trả
Số tiền phí 0 VND
Số lệnh giao dịch 2709130876238001
Thời gian Ngày 27 tháng 09 năm 2013 08:35:02
 
của ít lòng nhiều nhé thớt :)

Amount 300,000 VND
Amount in words Ba trăm ngàn đồng
Credit account 0531000270456
Beneficiary name TRAN VAN GIAP
Content ung ho cho bac Chuc
Charge type Exclude
Charge amount 0 VND
Order No 2709130723348001
Time 27/09/2013 07:55:15
Transfer successful!
Thank you for banking with Vietcombank!​

Của ít lòng nhiều nhé ;)
Số tiền chuyển khoản 200,000 VND
Số tiền bằng chữ Hai trăm ngàn đồng
Tài khoản ghi có 0531000270456
Tên chủ tài khoản ghi có TRAN VAN GIAP
Nội dung chuyển tiền tien ung ho cho bac chuc
Phí Phí người chuyển trả
Số tiền phí 0 VND
Số lệnh giao dịch 2709130876238001
Thời gian Ngày 27 tháng 09 năm 2013 08:35:02
thanks các bạn đã ủng hộ bác chúc ,cảm ơn các bạn nhiều
 
Của ít lòng nhiều :).
Đã gởi đến tài khoản PM theo yêu cầu của vicgiap.

hr4q.png
 
2 người bạn mình đã đóng góp thêm tổng cộng là 700k đã chuyển cho vicgiap :D
 
cũng chẳng có gì nhiều, nói chung là xã hội cần có những người như vậy
Quý khách đã chuyển khoản thành công 100,000 VNĐ (phí chuyển: 5,500 VNĐ) đến tài khoản 0107650182 (TRAN VAN GIAP) tại Ngân hàng TMCP Đông Á. Vui lòng thông báo đơn vị thụ hưởng!
 
cũng chẳng có gì nhiều, nói chung là xã hội cần có những người như vậy
thanks em đã đóng góp ,của ít lòng nhiều là tốt rồi :D
 
Ủng hộ chương trình này. Của ít, lòng cũng ít luôn:D. Của mình 200k và trả nợ Vigiap 100k luôn
Quý khách đã chuyển khoản thành công 300,000 VNĐ (phí chuyển: 0 VNĐ) đến tài khoản 0107650182 (TRAN VAN GIAP) tại Ngân hàng TMCP Đông Á. Vui lòng thông báo đơn vị thụ hưởng!​


Chúc chương trình sẽ thành công tốt đẹp. Thu được nhiều $ ủng hộ người tốt việc tốt. Giúp cho bác Chúc thêm vững tinh thần cứu người giúp đời.
 
Mình không ủng hộ mấy cái topic từ thiện trên forum lắm :D dù sao củng chúc các bạn giúp dc nhiều người
 
Sao vậy bạn?
Hy vọng có một ngày bạn đổi ý :D
Cầm tiền cho ăn xin còn tốt theo mình họ cần hơn , việc cho tiền ăn xin là không thể nào tránh khỏi vì họ ko tránh được thấy cảnh thương tâm đó vì đi đến đâu củng thấy :(
Với lại đây là forum để kiếm tiền mà :D đừng làm người ta mất tiền khi khi tham gia forum mặt dù tự nguyện nhưng mà người ta vẩn mất $ vì lòng trắc ẩn ĐỘT XUẤT khi đọc topic này , có lẽ họ sẽ ko buồn + mất tiền vì chưa đọc tin này. :( .Nếu ai đó thích việc từ thiện thì có thể tự động tham gia nhửng forum về tự thiện chẳng hạn .
Ý kiến mình là thế :D nếu thớt thật tâm làm việc thiện thì hãy tìm ngay FORUM về từ thiện hay gì đó mà kêu gọi .
Như thế sẽ tránh tình trạng 1 2 bạn quyên góp theo phong trào , như thế thật tội họ vì nhiều khi trong lòng họ chưa có ý quyên góp chỉ là ý định nhất thời, cảm xúc nhất thời mà đã mất $. Thớt vào ngay forum từ thiện nào đó thì sẽ tốt hơn vì nhửng người vào đấy đều sẳn sàng cho việc từ thiện rồi .
P/S: Đây chỉ là ý kiến riêng của mình nên ko reply+quote bài của mình để tranh luận nhé vụ này cải lâu lắm mới thắng dc
 
Last edited:
thanhdien113 : bạn luôn có những phát biểu thật là bá đạo,mình đã theo dõi rất nhiều bài post của bạn rồi nên mình không có ý kiến ,tóm lại cho dù chỉ là 1 phút giây cao hứng nhưng kết quả là có nhiều người được cứu đói vì những phút giây cao hứng đó thì cũng tốt chứ nhỉ ,còn những chuyện bạn nói thì mình đã làm lâu rồi nhưng mà cái mình muốn là ở tất cả mọi nơi đều có những tấm lòng tốt để giúp đỡ những người khác chứ không phải chỉ 1 nơi riêng biệt nào đó ,đời thì lắm kẻ khổ ,chỉ mong sao giúp được bao nhiêu người thì giúp thôi ,sống trên đời sống cần có 1 tấm lòng ,không phải chỉ lúc nào cũng chỉ tiền,tiền và tiền ,tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng không phải mua được tất cả ,cuộc đời vô thường ,có rồi mất ,mất rồi có ,cái quan trọng còn lại là sau những điều mất và có đó thì còn lại gì ,còn lại tình người với nhau hay còn lại là sự hưởng thụ riêng cho bản thân bạn, cho là còn,xài là hết ,cùng là 100k nếu bạn xài cho bản thân bạn thì chỉ 1 loáng ăn chơi ,nếu 100k đó mà đem lại cho những người nghèo khổ có thể giúp cho họ qua cơn đói cho cả 1 gia đình,hãy nhìn niềm vui trên mắt họ ,trên khuôn mặt những đứa con của họ ,bạn sẽ hiểu việc bạn làm có ý nghĩa thế nào ,chứ đừng chỉ nghĩ cho bản thân mình ,1 ngày nào đó bạn hãy tham gia từ thiện bằng thật tâm thì bạn sẽ cảm nhận được giá trị của việc mang lại hạnh phúc cho người khác ,bản thân của bạn không muốn làm việc từ thiện giúp đỡ người khác thì cũng đừng ngăn cản người khác mở rộng lòng thiện tâm của họ ,chính vì nhiều người có suy nghĩ như bạn chỉ nghĩ cho bản thân mà dẫn đến xã hội ngày nay có nhiều người vô cảm là vậy ,hãy nhìn lại xã hội bây giờ và xã hội ngày xưa đi ,có 1 sự so sánh nhỏ sẽ hiểu ,sống bằng tấm lòng với nhau thì mang lại sự yêu thương lẫn nhau ,còn nếu chỉ nghĩ cho bản thân mình thì 1 ngày nào đó mình sẽ khổ vì điều đó ,gởi cho bạn 1 câu truyện cười nhưng đầy ý nghĩa :D

Thiên đường và địa ngục

Một người sùng đạo nói chuyện với Chúa “Thưa Chúa, con rất muốn biết Thiên đường và Địa ngục như thế nào”. Chúa bèn dẫn anh ta vào hai cái cửa.

Chúa mở cái cửa đầu tiên, người đàn ông nhìn vào.
Ông ta thấy ở giữa phòng có một cái bàn tròn lớn. Ở giữa bàn có một nồi nước hầm bốc khói nghi ngút trông thật ngon và hấp dẫn, khiến cho người đàn ông nhỏ nước miếng.
Nhưng mọi người ngồi xung quanh bàn thì lại gầy guộc, xanh xao, cứ như là bị bỏ đói từ lâu vậy.
Mỗi người ai cũng đang cầm chiếc thìa có cán dài được buộc vào cánh tay. Họ có thể với chiếc thìa dài tới nồi nước hầm để múc, nhưng vì nó dài quá, và bị buộc vào tay, nên họ không thể cho vào miệng được.
Người đàn ông rùng mình trước cảnh tượng khổ sở như vậy. Chúa nói: “Đấy, con vừa nhìn thấy Địa ngục”.
Tiếp tục họ bước sang phòng thứ hai và mở cửa. Mọi thứ xung quanh đều giống phòng đầu tiên. Có một cái bàn tròn lớn với một nồi nước hầm hấp dẫn làm cho người đàn ông nhỏ nước miếng. Mọi người xung quanh cũng cầm cái thìa có cán dài, nhưng mọi người ở đây trông thật béo tốt, no nê, mãn nguyện, cười nói rôm rả.
Người đàn ông thắc mắc:
- Con không hiểu, thưa Chúa! Hai bên có vẻ giống nhau, thế mà...
- Đơn giản thôi - Chúa đáp - Ở nơi này, mọi người biết cách đút cho nhau ăn!
 

Announcements

Today's birthdays

Forum statistics

Threads
418,364
Messages
7,070,622
Members
170,489
Latest member
childinyou

Most viewed of week

Most viewed of week

Back
Top Bottom